Câu Hỏi Phỏng Vấn Xuất Nhập Khẩu Thường Gặp [Kèm Gợi Ý Trả Lời]

Câu hỏi phỏng vấn xuất nhập khẩu thường gặp, kèm gợi ý trả lời chắc hẳn sẽ là những thông tin hữu ích nhất đối với các bạn đang sắp tham gia ứng tuyển ngành xuất nhập khẩu. Có những loại câu hỏi phỏng vấn nào, trả lời sao cho ấn tượng. Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây của Nghiệp vụ xuất nhập khẩu.

1. Tại sao bạn cần chuẩn bị trước các câu hỏi phỏng vấn xuất nhập khẩu?

Bất kỳ ai khi tham gia phỏng vấn cũng nên chuẩn bị trước các câu hỏi thường gặp để giúp bạn tự tin, trả lời rõ ràng, đầy đủ nhất, thể hiện bạn là người chuyên nghiệp, có thái độ nghiêm túc, đã tìm hiểu và nghiên cứu kỹ về công việc và công ty bạn ứng tuyển.

Câu Hỏi Phỏng Vấn Xuất Nhập Khẩu Thường Gặp
Câu Hỏi Phỏng Vấn Xuất Nhập Khẩu Thường Gặp

Nhà tuyển dụng sẽ luôn đánh giá cao các ứng viên có sự phản ứng nhanh, tự tin, trả lời một cách đầy đủ các thông tin về chuyên môn nghiệp vụ, hiểu biết về công ty … nó thể hiện sự chuẩn bị chu đáo cho buổi phỏng vấn, chỉnh chu cho công việc của bạn.

Tham khảo trước các câu hỏi phỏng vấn xuất nhập khẩu giúp bạn chuẩn bị được trước các tình huống thực tế thường gặp, xây dựng được các câu trả lời thể hiện được kinh nghiệm, thành tích của mình, không bị bất ngờ trước các câu hỏi tình huống đặt ra.

Nhiều ứng viên khác cũng có kinh nghiệm tương tự, nhưng khi bạn có sự chuẩn bị kỹ càng sẽ giúp bạn gây ấn tượng sâu sắc và nổi trội hơn so với các ứng viên khác.

Ngoài ra việc chuẩn bị tốt câu hỏi phỏng vấn xuất nhập khẩu không chỉ giúp bạn trả lời câu hỏi một cách tự tin, mà còn giúp bạn đặt ra những câu hỏi thông minh cho nhà tuyển dụng, thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến công việc, công ty mà mình đang ứng tuyển, tăng khả năng trúng tuyển của bạn nên gấp nhiêu lần.

Các câu hỏi phỏng vấn xuất nhập khẩu thường được chia ra làm các nhóm câu hỏi theo chủ đề như sau:

2. Nhóm câu hỏi phỏng vấn về thông tin ứng viên

Đây chính là nhóm câu hỏi kinh điển các ứng viên cần phải chuẩn bị trước và gần như cuộc phỏng vấn nào cũng sẽ hỏi. Các câu hỏi thường gặp như:

- Bạn hãy giới thiệu về bản thân mình, điểm mạnh, điểm yếu của bạn?

- Bạn hãy kể về một thành công hoặc thất bại mà bạn đã có được trong công việc trước đây, trong ngành xuất nhập khẩu, logistics? (Bạn có thể đưa ra số liệu cụ thể như tìm được nhà cung cấp uy tín hơn, tiết kiệm chi phí, rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa…)

- Bạn đã từng gặp khủng hoảng hay bế tắc chưa? Cách bạn vượt qua giai đoạn khó khăn, xử lý áp lực đó như thế nào? (Bạn hãy nêu ra kỹ năng quản lý thời gian, thứ tự sắp xếp, ưu tiên các công việc, cách đối mặt với áp lực của bạn)

- Tại sao bạn chọn làm việc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu? (Bạn có thể nêu đam mê và sự phù hợp của bản thân với ngành nghề, như có khả năng ngoại ngữ tốt, muốn làm việc trong môi trường quốc tế, được giao lưu làm việc với môi trường quốc tế, có thể làm việc ở các tập đoàn đa quốc gia…)

- Mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong ngành xuất nhập khẩu là gì? (Hãy nêu lên các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn liên quan đến ngành xuất nhập khẩu, về vị trí công việc mong muốn, khả năng đóng góp cho công ty.)

>> Xem thêm: Học ngành xuất nhập khẩu ra làm gì.

3. Nhóm câu hỏi phỏng vấn về hiểu biết chung: về Kinh tế - Văn hóa - Xã hội, về Xuất Nhập Khẩu, Logistics

Nhóm câu hỏi này đòi hỏi các ứng viên phải tích lũy từ nhiều nguồn, đặc biệt, các ứng viên nên xem thời sự hoặc đọc các báo chuyên trang về Kinh tế, Xuất nhập khẩu hàng ngày thì mới có đủ kiến thức để trả lời các câu hỏi thuộc phần này.

Nhà tuyển dụng có thể hỏi các câu hỏi ví dụ như:

- Bộ nào là bộ chủ quản quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, tổng cục Hải quan là cơ quan thuộc bộ nào? (Bộ Công Thương là cơ quan chủ quản quản lý hoạt động XNK ở Việt Nam, một số hoạt động khác liên quan tới thu thuế, thông quan hàng hóa,... thuộc sự quản lý của tổng cục hải quan thuộc bộ Tài chính)

- Hãy kể tên các cảng biển ở Việt Nam mà bạn biết?

- Hãy kể tên các cảng hàng không nổi tiếng trên thế giới mà bạn biết?

- Hiện nay, Việt Nam đang tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) nào? (Hiệp định CPTPP, EVFTA,... và các FTA song phương với các quốc gia khác)

Với nhóm câu hỏi phỏng vấn về kinh tế xã hội này bạn chỉ cần trả lời ngắn gọn, đủ ý. Có thể nêu thêm một số ví dụ bạn biết cho thấy bạn là người chủ động trong lĩnh vực XNK này và thường xuyên quan tâm, cập nhật thông tin về ngành, đam mê với ngành.

4. Nhóm câu hỏi phỏng vấn về nghiệp vụ Xuất nhập khẩu, Logistics

Hãy chuẩn bị thật kỹ các câu hỏi phỏng vấn liên quan đến kiến thức nghiệp vụ xuất nhập khẩu về các phần kiến thức sau đây.



- Giao dịch thương mại quốc tế (Hợp đồng ngoại thương, Incoterms 2020...): Bạn hiểu như thế nào về Incoterms? Hãy giải thích một vài điều khoản phổ biến trong Incoterms 2020?

- Hải quan (HS code, Kiểm hóa, Kiểm tra chuyên ngành, Quy trình thủ tục khai báo hải quan điện tử...)
Cách xác định HS Code như nào cho chính xác nhất? (Bạn hãy chỉ ra các quy tắc áp mã HS, cách cách tra mã HS chính xác…)

- Kiến thức về thanh toán quốc tế (các phương thức thường gặp như T/T, L/C, D/P, D/A...)

- Vận tải và giao nhận quốc tế (bộ chứng từ xuất nhập khẩu như B/L, AWB, C.W, Container...)

- Hãy nêu quy trình nhập khẩu/ xuất khẩu một lô hàng cụ thể? (Từ việc trao đổi hợp đồng ngoại thương, chuẩn bị bộ chứng từ XNK hàng hóa, thực hiện khai báo hải quan, thông quan hàng hóa,

- Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu.

- Chính sách thương mại quốc tế (FTA, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O, thuế suất)

- Tiếng Anh thương mại (gửi email cho đối tác, viết thư chào hàng...)

>> Xem thêm: Nên học xuất nhập khẩu ở đâu

5. Nhóm câu hỏi phỏng vấn về kỹ năng trong xuất nhập khẩu.

- Làm thế nào để xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình vận chuyển hàng hóa quốc tế? (Bạn hãy đưa ra tình huống thực tế và cách xử lý khi bị giao chậm, mất hàng, hỏng hóc)

- Cần làm gì để đảm bảo tiến độ giao hàng hóa đúng hạn?

- Khi bạn nhập khẩu một lô hàng nguyên vật liệu sản xuất từ Mỹ về nhưng chi phí vận chuyển tăng cao do nhu cầu của thị trường tăng, bạn sẽ đàm phán với nhà cung cấp như thế nào để giảm bớt chi phí vận chuyển?
(Cách xử lý: bạn hãy nghiên cứu trước các thông tin trước khi đàm phán, về giá vận chuyển trung bình hiện tại, liên hệ với các nhà cung cấp khác để gây áp lực cho nhà cung cấp hiện tại. Hãy đưa ra những lợi ích cho nhà cung cấp để đàm phán hạ thấp chi phí vận chuyển như, hợp đồng hợp tác lâu dài, hay cam kết mua số lượng lớn… những lưu ý trên sẽ giúp bạn đàm phán thành công hơn)

- Bạn có kinh nghiệm làm việc với công ty vận chuyển hoặc forwarder không?
(Cách bạn phối hợp với các bên dịch vụ, FWD để đảm bảo hàng hóa được vận chuyển, thông quan một cách nhanh chóng, đúng lịch trình)

- Nếu lô hàng của bạn bị giữ tại cảng vì thiếu chứng từ, bạn sẽ xử lý thế nào?
(Bạn sẽ nhanh chóng tìm hiểu nguyên nhân, bổ sung chứng từ hợp lệ đầy đủ, liên lạc với các bộ phận liên quan và với cơ quan hải quan để bổ sung nhanh chóng, thông quan lô hàng đúng hạn)

6. Nhóm câu hỏi phỏng vấn xuất nhập khẩu ngược

Nhà tuyển dụng sau các câu hỏi dồn dập từ đầu buổi phỏng vấn thì sẽ hỏi ngược lại bạn “Bạn có muốn hỏi gì chúng tôi không ?” Sẽ rất tệ nếu ứng viên trả lời “Không”. Điều đó thể hiện ứng viên không quan tâm thật sự tới cuộc phỏng vấn, cũng như vị trí ứng tuyển này.

Ứng viên nên chuẩn bị sẵn một số câu hỏi để không rơi vào trạng thái lúng túng bị động nếu bị hỏi câu hỏi trên. Ví dụ như:

- Các đầu mục công việc cụ thể em sẽ đảm nhận khi vào làm việc tại công ty là gì?

- Chương trình đào tạo của công ty đối với các nhân viên mới như thế nào?

- Anh chị có thể nói sơ qua về văn hóa công ty mình để em có thể hiểu hơn và có thể nhanh chóng hòa nhập với môi trường làm việc tại Công ty nếu được nhận?

7. Kết thúc buổi phỏng vấn.

Sau khi hai bên đã trao đổi, phỏng vấn xong, cho dù kết quả như thế nào bạn vẫn cần cảm ơn ban phỏng vấn đã dành thời gian cho mình. Hãy giữ thái độ điềm tĩnh và lịch sự nhã nhặn chào tạm biệt ban phỏng vấn và ra về.

Không nên có những hành vi thái độ thể hiện sự chán nản, khiếm nhã như, lắc đầu, nhún vai, uể oải…

Nên viết thư cảm ơn một lần nữa đối với nhà tuyển dụng vì đã dành thời gian phỏng vấn, trao đổi với mình. Lá thư cần ngắn gọn, thể hiện được sự chân thành và nguyện vọng của bản thân muốn có cơ hội trúng tuyển làm việc tại công ty.

Trên đây Nghiệp vụ xuất nhập khẩu đã tổng hợp những thông tin chi tiết về các câu hỏi phỏng vấn xuất nhập khẩu thường gặp, kèm gợi ý trả lời. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp cho bạn chuẩn bị kỹ lưỡng, tự tin hơn khi đi tham dự phỏng vấn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hay những chia sẻ góp ý hãy để lại bình luận để chúng tôi cùng thảo luận, chia sẻ với bạn.

Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Địa chỉ đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức thành công các khóa học xuất nhập khẩu ở Hà Nội và TPHCM, khóa học logistics cơ bản - chuyên sâu, khóa học thanh toán quốc tếkhóa học khai báo hải quan chuyên sâu, Khóa học purchasingkhóa học sale xuất khẩu chuyên sâu hay khóa học báo cáo quyết toán hải quan... và hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn học viên, mang đến cơ hội làm việc trong ngành logistics và xuất nhập khẩu đến với đông đảo học viên trên cả nước.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các khóa học nghiệp vụ xuất nhập khẩu0904.84.8855

Ngoài các khóa học xuất nhập khẩu - logistics chất lượng thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán online - offline, khóa học hành chính nhân sự chuyên nghiệp chất lượng tốt nhất hiện nay.

Thực hiện bởi: XUẤT NHẬP KHẨU LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO XUẤT NHẬP KHẨU THỰC TẾ SỐ 1 VIỆT NAM

 

 

Bình luận
Đánh giá của bạn
ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

Đăng ký khóa học ngay hôm nay để nhận được nhiều phần quà hấp dẫn

Hotline: 0966199878

Đăng ký
khoa-hoc-xuat-nhap-khau-tphcm 0904.848.855 - 0966.199.878
1 2 Tư vấn facebook