Vận Đơn Đi Thẳng (Direct B/L) Là Gì? Khi Nào Nên Sử Dụng?
Có rất nhiều loại vận đơn trong xuất nhập khẩu, logistics mà bạn chưa phân biệt rõ. Vận đơn đi thẳng (Direct B/L) là gì? Khi nào nên sử dụng? Tất cả sẽ được thông tin chi tiết qua bài viết sau đây của Nghiệp vụ xuất nhập khẩu.
Mục lục
1. Vận đơn đi thẳng (Direct B/L) là gì?
Vận đơn đi thẳng hay (Direct B/L) là loại vận đơn áp dụng cho hàng hóa được vận chuyển trực tiếp từ điểm A đến điểm B trên một phương tiện duy nhất, không chuyển tải, không thay đổi phương tiện vận chuyển, không qua trung chuyển.
Direct Bill of Lading là biên lai của người vận tải xác nhận đã nhận hàng để chuyên chở. Người vận tải chỉ giao hàng cho người nào xuất trình trước tiên vận đơn đi thẳng hợp lệ mà họ đã ký phát ở cảng xếp hàng.
>> Xem thêm: Vận Đơn Gốc (Original Bill of Lading) Là Gì? Do Ai Giữ?
2. Các đặc điểm chính của vận đơn đi thẳng
- Hành trình trực tiếp, không qua trung chuyển: Hàng hóa thông qua vận đơn đi thẳng được vận chuyển từ cảng xuất phát tới cảng đích mà không qua cảng nào ở giữa, không phải qua trung chuyển một tàu nào khác.
- Sử dụng một phương tiện duy nhất trong suốt hành trình: hàng hóa không bị chuyển tải qua phương tiện khác trong suốt hành trình.
- Ít rủi ro hư hỏng hàng hóa do không phải bốc dỡ nhiều lần, hàng hóa được đảm bảo an toàn, nguyên vẹn.
- Không chuyển nhượng quyền sở hữu: theo vận đơn đi thẳng hàng hóa sẽ được giao cho người chỉ định ban đầu, là người có quyền sở hữu duy nhất.
- Thích hợp cho giao dịch đặc biệt trong thương mại đặc biệt hoặc khi sự kiểm soát và bảo vệ hàng hóa là ưu tiên quan trọng.
- Vận đơn đi thẳng giúp dễ dàng theo dõi hành trình di chuyển của đơn hàng, giúp xác định rõ ràng ai có quyền nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
>> Tham khảo: Khóa học xuất nhập khẩu online thực tế
3. Ưu và nhược điểm khi sử dụng vận đơn đi thẳng (Direct B/L)
- Ưu điểm của vận đơn đi thẳng:
+ Tiết kiệm thời gian: do thời gian vận chuyển được rút ngắn, hàng hóa không phải qua chuyển tải, các cảng trung chuyển.
+ Giảm thiểu rủi ro hư hỏng: do hàng hóa không phải bốc dỡ nhiều lần qua các cảng trung chuyển, nên hạn chế rủi ro mất mát, hư hỏng.
+ Giúp tiết kiệm chi phí do không phát sinh các chi phí lưu kho, xử lý hàng hóa tại các cảng trung chuyển.
+ Giúp quản lý hàng hóa dễ dàng, minh bạch, do hàng hóa đi theo lộ trình định sẵn, vận chuyển trực tiếp theo kế hoạch.
- Nhược điểm của Direct Bill of Lading - vận đơn đi thẳng.
+ Ngoài những ưu điểm trên thì vận đơn đi thẳng có những hạn chế cần cân nhắc.
+ Hạn chế về tuyến đường: với vận đơn đi thẳng chỉ áp dụng với tuyến vận chuyển có dịch vụ trực tiếp.
+ Thiếu tính linh hoạt: Với những hàng hóa hoặc tuyến đường cần phối kết hợp của các phương tiện vận chuyển sẽ không áp dụng được vận đơn đi thẳng.
+ Chỉ phù hợp với hàng hóa có khối lượng lớn.
Xem thêm:
- Vận đơn (bill of lading) trong xuất nhập khẩu
- Nội dung chi tiết của một Vận đơn (Bill of lading)
- Phân biệt Vận đơn đã bốc hàng lên tàu và Vận đơn nhận hàng để xếp
4. So sánh vận đơn đi thẳng với vận đơn chở suốt
Sự khác biệt của 2 loại vận đơn này được thể hiện qua bảng sau:
Tiêu chí |
Vận Đơn Đi Thẳng (Direct Bill of Lading) |
Vận Đơn Chở Suốt (Through Bill of Lading) |
Khái niệm |
Áp dụng cho hành trình vận chuyển trực tiếp từ điểm xuất phát đến điểm đích, không qua trung chuyển, chuyển tải. |
Áp dụng cho hành trình vận chuyển qua nhiều chặng, có thể qua trung chuyển và kết hợp nhiều phương thức vận tải. |
Hành trình vận chuyển |
Một chặng duy nhất, không chuyển cảng, không chuyển tài |
Gồm nhiều chặng, có thể qua các cảng trung chuyển hoặc chuyển đổi qua các phương thức vận tải khác nhau. |
Phương tiện vận chuyển |
Chỉ vận chuyển trên 1 phương tiện duy nhất |
Chuyển đổi qua các phương tiện vận chuyển khác nhau, đa phương thức |
Quản lý vận chuyển |
Đơn giản hơn, do chỉ có 1 cảng đến và 1 cảng đi, dễ theo dõi hành trình trực tiếp, dễ quản lý |
Phức tạp hơn, yêu cầu quản lý nhiều chặng, qua nhiều phương tiện vận tải khác nhau |
Tính linh hoạt |
Hạn chế, chỉ áp dụng cho các tuyến có dịch vụ vận chuyển trực tiếp. |
Linh hoạt, phù hợp cho hành trình dài hoặc các khu vực không có tuyến vận chuyển trực tiếp. |
Thời gian và chi phí vận chuyển |
Thường nhanh hơn, ít tốn chi phí hơn do không chuyển tải, trung chuyển qua các cảng |
Chậm hơn, chi phí cao hơn do đi qua các cảng trung chuyển, chuyển tải. |
Chuyển nhượng quyền sở hữu |
Thường không dễ dàng chuyển nhượng quyền sở hữu được |
Linh hoạt trong việc chuyển nhượng quyền sở hữu thông qua ký hậu vận đơn. |
5. Quy trình lập và sử dụng vận đơn đi thẳng
Bước 1. Chuẩn bị thông tin
Cung cấp thông tin chi tiết về hàng hóa (số lượng, chủng loại, kích thước, loại hàng, mã HS…) thông tin về cảng xuất, cảng đích và người nhận, thời gian dự kiến tàu cập cảng…
Bước 2. Phát hành vận đơn
Người gửi hàng liên hệ, tìm kiếm hãng tàu hoặc đơn vị vận chuyển phát hành vận đơn đi thẳng với các thông tin chi tiết về hành trình, thông tin được đã chuẩn bị ở trên.
Bước 3. Giao nhận, vận chuyển hàng hóa theo vận đơn đi thẳng
Hàng hóa được người gửi bàn giao cho đơn vị vận chuyển tại cảng xuất phát theo đúng những thông tin trên vận đơn và hợp đồng. Hàng hóa được vận chuyển trực tiếp từ cảng xuất đến cảng đích mà không qua trung chuyển.
Bước 4. Người mua nhận hàng tại cảng đến
Người mua nhận hàng (consignee) tại cảng đích theo vận đơn đi thẳng. Quyền sở hữu hàng hóa và quyền nhận hàng đều nằm trong tay họ.
Việc lựa chọn loại vận đơn nào phù hợp, giúp tối ưu hóa thời gian, chi phí, và đảm bảo an toàn cho hàng hóa luôn được nghiên cứu và lựa chọn kỹ lưỡng. Hy vọng bài viết trên đây Nghiệp vụ xuất nhập khẩu đã giúp bạn hiểu rõ về Vận đơn đi thẳng (Direct B/L) giúp bạn ứng dụng vào trong công việc một cách hiệu quả.
Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Địa chỉ đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức thành công các khóa học xuất nhập khẩu ở Hà Nội và TPHCM, khóa học logistics cơ bản - chuyên sâu, khóa học thanh toán quốc tế, khóa học khai báo hải quan chuyên sâu, Khóa học purchasing, khóa học sale xuất khẩu chuyên sâu hay khóa học báo cáo quyết toán hải quan... và hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn học viên, mang đến cơ hội làm việc trong ngành logistics và xuất nhập khẩu đến với đông đảo học viên trên cả nước.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các khóa học nghiệp vụ xuất nhập khẩu: 0904.84.8855
Ngoài các khóa học xuất nhập khẩu - logistics chất lượng thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán online - offline, khóa học hành chính nhân sự chuyên nghiệp chất lượng tốt nhất hiện nay.
Thực hiện bởi: XUẤT NHẬP KHẨU LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO XUẤT NHẬP KHẨU THỰC TẾ SỐ 1 VIỆT NAM