Quy trình xuất khẩu hàng lẻ LCL
Thông thường nếu chủ hàng có số lượng hàng xuất khẩu nhỏ, không đủ đóng hàng đầy một container sẽ cần phải nhờ đến các công ty dịch vụ logistics/ forwarder làm hàng lẻ LCL trong các kho CFS. Quy trình xuất khẩu hàng lẻ LCL được nhiều chủ hàng quan tâm, vì vậy ở bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cụ thể về các bước làm hàng lẻ LCL.
>>>>>> Xem thêm: SI (Shipping Instruction) trong xuất nhập khẩu là gì?
1.Hàng lẻ LCL là gì?
Trong hoạt động giao nhận vận tải hàng hoá, LCL viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Less than Container Load”, dịch nghĩa là hàng xếp không đủ một container. Cụm từ này mô tả cách thức vận chuyển hàng hoákhi chủ hàng không đủ hàng để đóng nguyên một container, mà cần ghép chung với một số lô của chủ hàng khác.
Khi đó, công ty dịch vụ sẽ kết hợp nhiều lô hàng lẻ (LCL shipments), sắp xếp, phân loại và đóng chung vào container, sau đó thu xếp vận chuyển từ cảng xếp tới cảng đích. Việc kết hợp đóng chung như vậy gọi là gom hàng, hay consolidation.
2.Lợi ích của vận chuyển hàng lẻ LCL
Tiết kiệm chi phí vận chuyển:
Đối với chủ hàng (shipper) là cá nhân hay doanh nghiệp có lượng hàng hóa nhỏ, không đủ đóng cont thì lựa LCL tiết kiệm chi phí vận chuyển hơn.
Đối với công ty giao nhận vận tải (Freight Forwarder) nếu khách hàng đặt chỗ (booking) với khối lượng hàng nhỏ, không đủ hàng hóa tối thiểu để đóng trong 1 container, thì có thể đặt lại chỗ của các co-loader, qua một công ty giao nhận khác được gọi là Master consol hay master consolidator, để tiết kiệm chi phí vận chuyển.
Với dịch vụ hàng lẻ LCL các chủ hàng chỉ trả tiền cước vận chuyển cho trung gian mà họ sử dụng của 1 phần container mà thôi, đây được xem là lợi ích nổi bật nhất của mô hình dịch vụ này.
Tiết kiệm thời gian:
Nhờ có dịch vụ vận chuyển hàng lẻ LCL, chủ hàng không cần phải chờ đợi cho đến khi có đủ lượng hàng đóng đầy container mới tiến hành vận chuyển. CHủ hàng có thể sử dụng dịch vụ gom hàng hàng lẻ LCL để kết hợp với các chủ hàng khác để cùng đóng đầy 1 container. Hàng hóa nhanh chóng, như vậy hàng hóa sẽ được vận chuyển nhanh hơn.
Tiết kiệm chi phí lưu kho bãi:
Việc để hàng hóa trong kho và chờ đợi đến khi gom hàng đủ một container sẽ làm phát sinh chi phí lưu kho. Sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng lẻ LCL để vận chuyển hàng hóa ngay sẽ giúp chủ hàng tiết kiệm chi phí lưu kho.
Quy trình làm hàng xuất khẩu FCL
Tùy vào từng mặt hàng khác nhau mà việc chuẩn bị quy trình làm hàng lẻ LCL khác nhau, tuy nhiên
Bước 1. Đàm phán, ký kết hợp đồng ngoại thương (giữa Seller và Purchaser)
Bước này khá quan trọng vì trong hợp đồng sẽ ghi rõ trách nhiệm của hai bên và điều kiện giao hàng (Incoterm) là gì. Dựa vào hợp đồng này mà nhà xuất khẩu sẽ xác định được trách nhiệm của mình trong những bước kế tiếp.
Bước 2. Xin giấy phép xuất khẩu
Bước này sẽ Có hoặc Không, tùy thuộc vào mặt hàng bạn xuất khẩu.
Nếu là các các mặt hàng bị quản lý bởi chính phủ như khoáng sản, gỗ, dược liệu quý hiếm, vât liệu nổ công nghiệp thì sẽ phải cần Xin giấy phép xuất khẩu. Chi tiết hàng phải xin giấy phép xuất khẩu, các bạn nên tra cứu trong phụ lục III của Nghị định số: 69/2018/NĐ-CP.
Việc xin giấy phép này sẽ mất khá nhiều thời gian nên bạn cần chuẩn bị trước.
Nếu hàng hóa không nằm trong danh sách trên thì bạn có thể qua bước kế tiếp ngay.
Bước 3. Xác nhận thanh toán
Bước này cũng khá quan trọng vì nếu không rõ ràng thì rủi ro cho người bán là rất lớn. Đặc biệt là xuất khẩu CIF hoặc các điều khoản mà trách nhiệm bên bán cao.
Bước 4. Chuẩn bị hàng xuất
Bước này gồm Sản xuất, đóng gói đúng quy cách, chất lượng như mẫu chào hàng.
Bước 5. Booking tàu
Căn bản thì bước này bạn sẽ cần làm những bước sau:
Liên hệ với các công ty, đơn vị vận chuyển để lấy thông tin về lịch trình và giá cước (mách bạn nên chọn Cantho Logistics)
Lựa chọn hãng tàu, hãng vận chuyển, chuyến vận chuyển, đăng ký chuyển hàng.
Thuê một số dịch vụ khác như: Thuê cont, bốc xếp, vận chuyển hàng về cảng.
Tổ chức giao hàng cho hãng vận chuyển, người vận chuyển, và ký biên bản giao hàng.
Bước 6. Đóng hàng và vận chuyển về kho CFS (dành cho hàng LCL)
Sau khi lấy booking note, bạn sẽ đóng gói hàng hóa và vận chuyển hàng hóa đến kho đã chỉ định tại booking note của bên gom hàng.
Với xuất khẩu hàng LCL thì cần đóng gói kỹ và dán shipping mark trên bao bì.
Chuẩn bị trước và nộp cho cảng phiếu xác nhận khối lượng (VGM).
Hàng cần hạ trước giờ tàu cắt máng (closing time) nếu không sẽ rất dễ bị rớt tàu (không được xếp lên tàu mặc dù đã xong thủ tục). Nếu hàng phải làm kiểm tra chuyên ngành (kiểm dịch, hun trùng,…) thì cũng sẽ thực hiện lấy mẫu ở trong bước này.
Bước 7: Làm thủ tục hải quan xuất khẩu
Chuẩn bị bộ chứng từ để làm thủ tục xuất khẩu, bao gồm:
Hợp đồng ngoại thương
Hóa đơn thương mại
Phiếu đóng gói (VGM)
Phiếu hạ hàng (do cảng cấp khi hàng hạ về cảng ở bước 6 nêu trên)
Giấy giới thiệu
Sau khi thông quan, bạn nộp tờ khai thông quan cho hãng tàu để họ ký thực xuất với hải quan giám sát.
Chuẩn bị bộ chứng từ để khai hải quan
Sau khi liên hệ lấy được booking và số cont số seal rồi thì ta chuyển sang bộ phận làm tờ khai hải quan để họ khai tờ khai trước khi cho hạ cont vào cảng (cái này tùy công ty sẽ làm trước hay sau nhưng làm trước sẽ hợp lý hơn)
>>>>> bài viết tham khảo: Học xuất nhập khẩu ở đâu tốt
Hy vọng bài viết này của Nghiệp vụ xuất nhập khẩu sẽ hữu ích cho những bạn đang cần tìm hiểu về Quy trình xuất khẩu hàng lẻ LCL. Bài viết có sự cố vấn, phân tích về việc ứng dụng trong thực tiễn của Giảng viên tại Xuất nhập khẩu Lê Ánh.
Bạn muốn học xuất nhập khẩu và thực hành những phần nghiệp vụ xuất nhập khẩu cùng chuyên gia XNK, hãy tham gia Khóa học nghiệp vụ xuất nhập khẩu thực tế tại Lê Ánh để bổ sung kiến thức, trải nghiệm thực tế và hoàn thiện kĩ năng.