Một số lưu ý khi sử dụng Incoterms
Một số lưu ý khi sử dụng Incoterms mà bạn nên xem xét:
1. Hợp đồng cần dẫn chiếu đến Incoterms hiện hành
Nhiều người cho rằng trong hợp đồng mua bán chỉ cần nêu ký hiệu của các điều kiện thương mại như FOB, CIF,… thì chúng đương nhiên sẽ giải thích theo bản Incoterms hiện hành của Phòng Thương mại Quốc tế vì đây là bộ quy tắc được thừa nhận rộng rãi trên toàn thế giới để giải thích các điều kiện thương mại. ủy nhiệm chi là gì
Tuy nhiên, Incoterms không phải là nguồn giải thích duy nhất về các điều kiện thương mại như vậy. Ở những khu vực thị trường khác nhau và trong những ngành buôn bán khác nhau vẫn có những cách giải thích khác nhau về các điều kiện thương mại. Chính vì vậy, nếu trong hợp đồng không dẫn chiếu đến Incoterms, những điều kiện FOB, CIF,… có thể được các bên hiểu không thống nhất với nhau về cách giải thích, dẫn đến những tranh chấp không đáng có xảy ra. bài tập nguyên lý kế toán
Vì vậy, khi ký hợp đồng với khách hàng ở những vùng địa lý xa xôi, như ở Mỹ, Canada chẳng hạn, rất cần thiết phải dẫn chiếu đến Incoterms trong hợp đồng mua bán, Thậm chí dù khách hàng ở cùng một khu vực địa lý, vẫn nên dẫn chiếu đến Incoterms, vì tòa án hay trọng tài vẫn có thể lưỡng lự trong việc coi Incoterms như một bộ tập quán thương mại quốc tế được chấp nhận nếu không có dẫn chiếu trong hợp đồng.
Khi một bản Incoterms ra đời, nó có hiệu lực nhưng không làm cho bản Incoterms trước hết hiệu lực.
Ví dụ Incoterms 2010 ra đời và có hiệu lực kể từ 01/01/2011, nhưng Incoterms 2000 vẫn có hiệu lực và vẫn có thể được sử dụng nếu nó được dẫn chiếu đến trong hợp đồng. Do đó, khi có ý định đưa Incoterms vào hợp đồng mua bán thì luôn luôn phải dẫn chiếu một cách rõ ràng đến phiên bản Incoterms hiện hành. Điều này có thể bị bỏ qua khi trong các hợp đồng hay đơn đặt hàng mẫu của mình các doanh nghiệp hay dẫn chiếu đến bản Incoterms cũ. Việc không ghi rõ theo bản Incoterms hiện hàng có thể dẫn đến tranh chấp do không thể biết rõ các bên có ý định coi bản hiện hành hay bản trước đó (Incoterms 2000) thành một bộ phận của hợp đồng.
Hiện nay, Incoterms đã phản ánh hầu hết các nguyên tắc và thực tiễn đã được thừa nhận rộng rãi, nó có thể trở thành một bộ phận của hợp đồng mà không cần dẫn chiếu tới, song ICC vẫn có khuyến cáo một cách mạnh mẽ: học kế toán thực hành ở đâu tốt nhất
- Ghi trong hợp đồng, cùng với điều kiện thương mại, cụm từ Incoterms 2010;
- Kiểm tra xem liệu một mẫu hợp đồng chuẩn được sử dụng có tham chiếu như vậy hay không, và nếu không có, kiên quyết áp dụng cụm từ tham chiếu đã được chuẩn hóa “Incoterms 2000” để tránh việc áp dụng bất kỳ bản nào trước đó của Incoterms.
2. Không áp dụng Incoterms cho mua bán hàng hóa “vô hình”
Incoterms là những quy tắc giải thích các điều kiện thương mại nhưng nó không áp dụng cho tất cả loại hình thương mại hàng hóa. Incoterms chỉ giới hạn đối với những vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán liên quan đến việc giao hàng hóa “hữu hình”. Hàng hóa “hữu hình” là những hàng hóa có thể nhìn thấy, cầm nắm được như sắt thép, nông sản, thủy sản, quần áo, máy móc,… Đối với những hợp đồng mua bán hàng hóa “vô hình” - những hàng hóa không thể nhìn thấy hay cầm nắm được như dịch vụ, phần mềm máy tính, giấy phép, bí quyết kỹ thuật, … chúng ta không thể sử dụng Incoterms. nên học kế toán thực hành ở đâu
3. Quy định trong hợp đồng những vấn đề mà Incoterms không đề cập
Incoterms không đề cập đến nhiều vấn đề liên quan tới nghĩa vụ, quyền lợi của các bên trong hợp đồng mua bán như: quyền sở hữu hàng hóa và các quyền sở hữu khác; việc vi phạm hợp đồng và hậu quả của sự vi phạm hợp đồng đó; trường hợp miễn trách… kỹ năng phỏng vấn
Cần phải nhấn mạnh rằng Incoterms chỉ là những quy tắc để giải thích các điều kiện làm cơ sở cho việc giao nhận hàng chứ không có ý định thay thế những điều khoản liên quan đến chuyển giao sở hữu và quyền sở hữu, trường hợp vi phạm hợp đồng và các hậu quả kèm theo.
Những điều khoản như vậy của hợp đồng dù theo hợp đồng mẫu hay điều khoản được các bên thỏa thuận riêng cũng cần thiết phải đưa vào để làm cho hợp đồng đầy đủ. Những vấn đè này phải được giải quyết bởi những quy định khác của hợp đồng và luật áp dụng. Vì vậy, dù trong hợp đồng đã có quy định dẫn chiếu đến Incoterms, các bên vẫn cần quy định những điều khoản khác như thanh toán, trường hợp bất khả kháng, các hình thức chế tài, luật áp dụng, khiếu nại, trọng tài…
Đặc biệt, nếu người bán giao hàng theo nhóm D, khi đó nơi giao hàng hoàn toàn nằm ngoài tầm kiểm soát của người bán, người bán cần quy định điều khoản bất khả kháng hoặc các điều khoản miễn trách khác nhằm giải thoát trách nhiệm cung cấp hàng hóa khác thay thế cho số hàng bị mất hoặc hư hỏng, hoặc trách nhiệm phải bồi thường cho người mua. học xuất nhập khẩu ở đâu tốt nhất
Khi mua hàng theo EXW, vì người bán chỉ đặt hàng hóa dưới sự định đoạt của người mua tại nước xuất khẩu, nên người mua phải làm tất cả các công việc cần thiết để thông quan hàng xuất khẩu, quá cảnh và nhập khẩu. Một lệnh cấm xuất khẩu hay cấm nhập khẩu không giải phỏng người mua theo hợp đồng mua bán. Vì vậy, trong hợp đồng mua bán nên có điều khoản miễn trách dẫn chiếu đến các trường hợp như vậy. Điều khoản này có thể quy định rằng bên bị ảnh hưởng sẽ được kéo dài thời hạn hoàn thành nghĩa vụ của mình; hoặc trong tình huống xấu nhất, được quyền hủy hợp đồng. Bên này cũng có thể được miễn trách theo luật áp dụng cho hợp đồng mua bán. học xuất nhập khẩu tại hà nội
Xem thêm: Nội dung chi tiết Incoterm 2020
4. Cần có các quy định cụ thể trong hợp đồng ràng buộc nghĩa vụ của phía bên kia
Theo mỗi quy tăc Incoterms, mỗi bên đều có những nghĩa vụ nhất định với phía bên kia. Tuy nhiên, Incoterms chỉ nêu những nghĩa vụ đó một cách cơ bản và khái quát nhất để có thể phù hợp với tất cả các trường hợp xảy ra. Để cụ thể hơn, các doanh nghiệp cần có những quy định bổ sung để ràng buộc cụ thể hơn nghĩa vụ của bên kia và bảo vệ quyền lợi của mình. Sau đây là một số quy định cần chú ý.
- Quy định về điều kiện đóng gói bao bì học nguyên lý kế toán ở đâu tốt
Người bán có nghĩa vụ đóng gói bao bì theo cách thức thông thường phù hợp với việc vận chuyển hàng hóa. Do đó, khi ký kết hợp đồng theo nhóm E, F người mua cần quy định trong hợp đồng những đòi hỏi về bao bì đóng gói cho hàng hóa phù hợp với điều kiện vận tải mà người mua thu xếp.
- Quy định về điều kiện vận tải khóa học excel
Các số liệu thống kê cho thấy, gian lận xảy ra trong các hợp đồng CFR và CPT thường xuyên hơn trong các hợp đồng khác. Lý do chủ yếu là vì người mua thường không khống chế được một cách đầy đủ phương thức vận tải, loại phương tiện vận tải và điều kiện trong hợp đồng vận tải. Do đó, người mua theo những hợp đồng này cần có những quy định cụ thể trong hợp đồng mua bán để hạn chế sự lựa chọn của người bán trong việc thu xếp việc vận chuyển, ví dụ như quy định một tuyến đường cụ thể, hoặc chỉ định một hãng vận tải nhất định. tri kỷ
Để ngăn chặn việc người bán CFR và CPT thuê những phương tiện vận tải cũ, người mua có thể quy định giới hạn tuổi của phương tiện vận tải chuyên chở trong hợp đồng mua bán. Tuy nhiên, nếu hợp đồng quy định giới hạn tuổi của phương tiện vận tải thì có thể sẽ gây khó khăn cho người bán. Bởi nếu thị trường thuê phương tiện vận tải khan hiếm, người bán không thể thuê được phương tiện vận tải có tuổi thấp hơn giới hạn đó, để tránh cho người bán gặp khó khăn này mà vẫn ngăn chặn được người bán cố tình thuê phương tiện vận tải cũ nhằm thu được khoản lợi chênh lệch giá cước, người mua có thể quy định trong hợp đồng là nếu người bán thuê phương tiện vận tải có tuôi cao hơn quy định, phần phí bảo hiểm tăng thêm sẽ do người bán chịu. học thực hành kế toán ở đâu
Trong hợp đồng CFR hay CPT có thể có các quy định cho phép người bán ký hợp đồng vận tải với những điều kiện có lợi cho người bán, nhưng nếu chính những điều kiện đó lại gây bất lợi cho người mua, người mua nên quy định trong hợp đồng là người bán phải gánh chịu bất lời đó cho mình. Chẳng hạn, nếu hợp đồng CFR cho phép người bán xếp hàng trên boong tàu. Điều kiện này giúp cho người bán giảm được khoản tiền cước phải trả cho người chuyên chở. Nhưng vì hàng xếp trên boong tàu, nên khi người mua mua bảo hiểm cho hàng hóa thì công ty bảo hiểm tính phí bảo hiểm cao hơn. Vì vậy, người mua nên quy định trong hợp đồng là nếu hàng hóa được xếp trên boong tàu, thì phí bảo hiểm tăng thêm do việc xếp hàng trên boong tàu do người bán phải chịu.
- Quy định về nghĩa vụ mua bảo hiểm cho hàng hóa học kế toán ở cầu giấy
Trong hợp đồng CIF hay CIP, bên bán có nghĩa vụ mua bảo hiểm cho hàng hóa nhưng bên mua lại là người có lợi ích bảo hiểm. Hơn thế nữa, bên bán chỉ được đòi hỏi mua bảo hiểm ở mức thiểu. Vì vậy, để bảo vệ lợi ích bảo hiểm của mình, người mua cần quy định trong hợp đồng mua bán về nghĩa vụ mua bảo hiểm của người bán như: công ty bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm…
Các điều kiện bảo hiểm hàng hóa A, B, C không bảo hiểm rủi ro chiến tranh cũng như các tổn thất thiệt hại hay chi phí phát sinh do đình công, bạo động và các trường hợp dân biến khác. Khi người mua CIF hay CIP dự đoán hàng hóa có thể gặp phải những rủi ro này, nên quy định bổ sung cho nghĩa vụ mua bảo hiểm của người bán đối với các rủi ro đó. học xuất nhập khẩu ở đâu tốt
Trong những hợp đồng CFR, CPT hay nhóm E, F, người bán không có nghĩa vụ mua bảo hiểm cho hàng hóa, rủi ro của hàng hóa trong quá trình chuyên chở do người mua chịu. Tuy nhiên, thông thường người bán chưa nhận được toàn bộ tiền hàng trước khi giao hàng, do đó, người bán có thể cần phải yêu cầu người mua phải mua bảo hiểm cho hàng hóa theo các điều kiện thích đáng. Việc quy định về nghĩa vụ của bên mua phải mua bảo hiểm cho hàng hóa trước khi giao hàng trong những hợp đồng này không phải để giải thích mà buộc bên mua phải mua bảo hiểm cho hàng hóa. Nếu người mua không mua bảo hiểm cho hàng hóa, anh ta trở thành bên vi phạm hợp đồng dẫn đến người bán có quyền từ chối giao hàng và đòi người mua bồi thường thiệt hại.
Trên đây là một số lưu ý về incoterms, bạn có thể tham khảo thêm một số lưu ý khác, tại đây: Một số lưu ý khi sử dụng Incoterms P2
Nguồn bài viết: https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn/
Để trau dồi nghiệp vụ xuất nhập khẩu cùng chuyên gia XNK, hãy tham gia Khóa học xuất nhập khẩu thực tế tại Lê Ánh để bổ sung kiến thức xuất nhập khẩu, trải nghiệm thực tế và hoàn thiện kĩ năng.
Bên cạnh đó, trung tâm cũng có các khóa học xuất nhập khẩu ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội ngắn hạn dành cho những bạn không có nhiều thời gian đi học. Bạn có thể có nhiều sự lựa chọn hơn với các khóa học xuất nhập khẩu được giảng dạy bởi chuyên gia trong ngành xuất nhập khẩu tại Lê Ánh.