Lộ Trình Phát Triển Của Nhân Viên Thu Mua
Thu mua hay purchasing là nghề đang rất hot ở Việt Nam hiện nay. Với bất kỳ doanh nghiệp xuất nhập khẩu nào thì vị trí Thu mua đóng vao trò đặc biệt quan trọng, đảm bảo cho tiến độ mua hàng, nhập nguyên vật liệu diễn ra suôn sẻ. Nếu bạn có mong muốn làm ở vị trí nhân viên purchasing thì bạn cần biết rõ về lộ trình phát triển của nhân viên thu mua.
>>>> Xem thêm: Nhân Viên Chứng Từ Xuất Nhập Khẩu Là Làm Gì?
1.Triển vọng phát triển đối với nghề thu mua
Không giống như nghề sales hay marketing, trong doanh nghiệp nghề thu mua thường chỉ làm việc phía sau hậu trường. Tuy nhiên, thực tế cho thấy vai trò của thu mua không hề thua kém trong các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Bởi vì, hoạt động thu mua đảm bảo lượng hàng hóa đầu vào ổn định giúp doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh liên tục. Đồng thời có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
Hiện tại những nhân sự tài năng trong lĩnh vực thu mua luôn được các doanh nghiệp săn đón, nhất là vị trí cấp quản lý như Purchasing Manager.
Nghề thu mua là lựa chọn hoàn hảo đối với những bạn có trình độ và kỹ năng tốt, đặc biệt là kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng tìm kiếm, đàm phán và quản lý tốt. Mặc dù lĩnh vực thu mua không tăng trưởng mạnh như công nghệ thông tin hay thương mại điện tử nhưưng vẫn cho thấy tiềm năng phát triển rất tốt. Đồng thời nghề thu mua cũng mang lại cho bạn mức thu nhập cao hơn so với mặt bằng chung.
Tham khảo: Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Online - Tương tác trực tiếp với chuyên gia xuất nhập khẩu trên 15 năm kinh nghiệm
2. Kỹ năng cần có của một chuyên viên thu mua
Đứng dưới danh nghĩa là một người làm trong lĩnh vực thu mua, bạn phải chứng minh một loạt các kỹ năng quan trọng, bao gồm: “năng khiếu” kinh doanh, quản lý tài chính, khả năng giao tiếp và đàm phán, có hiểu biết về thị trường quốc tế, có sáng tạo và luôn đổi mới.
Trong môi trường thu mua chiến lược ngày nay, các cá nhân thành công nhất phải biết kết hợp kỹ năng thu mua truyền thống với kỹ năng quản lý tốt các mốt quan hệ – kỹ năng nghe, hiểu biết, giao tiếp và đồng cảm.
Kỹ năng mua sắm truyền thống, chẳng hạn như quản lý tài chính, quản lý hợp đồng, giảm chi phí và đàm phán cơ bản sẽ luôn là nền tảng cho quá trình thu mua.
Các mối quan hệ hiện tại với các đối tác (nhà cung cấp) ngày nay tương đối bình đẳng. Người mua và nhà cung cấp làm việc với nhau ngay từ khi bắt đầu đàm phán để chia sẻ thông tin, đào tạo, hỗ trợ, đầu vào kỹ thuật và ý tưởng để làm giảm tổng chi phí. Đồng thời người mua cũng cần phải làm việc chặt chẽ với khách hàng để đảm bảo nhu cầu của họ được đáp ứng và tối ưu hóa quá trình này.
2.Lộ trình phát triển nhân viên Thu Mua
Có rất nhiều bạn vẫn thắc mắc rằng nghề mua và nghề bán nghề nào dễ hơn. Và tất nhiên sẽ chẳng có đáp án chính xác nào cho câu hỏi này, mọi thứ là do bạn và do cái duyên với nghề.
Bạn muốn làm việc trong chuỗi cung ứng, nhưng cảm thấy nghề Sales Logistics - FWD là một công việc khó nhằn với mình, làm chứng từ thì không đủ thú vị. Vậy thì Purchasing cũng là 1 gợi ý thực sự hay ho. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về vị trí này và còn băn khoăn về khả năng phát triển của Purchasing thì hãy cân nhắc những yếu tố sau:
- Bạn vừa mới ra trường chưa có kinh nghiệm thì vị trí đầu tiên của bạn sẽ là tập sự. Sau khoảng thời gian thử việc, nếu bạn được nhận vào công ty, lúc này bạn sẽ chính thức trở thành một người nhân viên có cấp bậc thấp nhất công ty (Executive).
- Sau 2 năm lăn lê bò lết đau khổ ở vị trí nhân viên cấp thấp, bạn sẽ được lên vị trí gọi là Senior Buyer. Lúc này bạn đã rành nghề hơn một chút rồi. Nếu bạn có khả năng quản lý thì bạn có thể lên được vị trí Supervisor (Quản lý một nhóm nhỏ trong một bộ phận).
- Tiếp đó từ 1-2 năm làm việc, nếu bạn có biểu hiện tốt, năng lực quản lý tốt thì bạn có thể được thăng chức lên vị trí trưởng bộ phận (Manager). Dừng lại ở vị trí Manager từ 3-5 năm, nếu thiên thời địa lợi nhân hoà, bạn sẽ được lên chức trưởng chi nhánh chính (General Manager).
- Và cuối cùng là xịn nhất. Không những bạn cần có năng lực mà yếu tố may mắn cũng cực kì to lớn để được thăng chức đến vị trí Director - Giám đốc. Ngoài thăng tiến từ từ trong một công ty, vẫn còn một con đường khác là từ vị trí Supervisor trở lên, bạn đã có thể tách ra mở công ty riêng (Startup) hoặc là cố vấn (Consultant) cho các công ty tập đoàn khác.
Trên đây là chia sẻ về nhân viên mua hàng - một trong những vị trí đặc biệt quan trọng trong doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Hy vọng bài viết của Nghiệp vụ xuất nhập khẩu sẽ hữu ích tới bạn.
>>>>> Bài viết tham khảo: học xuất nhập khẩu ở đâu tốt
Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Nơi đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức thành công các khóa học xuất nhập khẩu, và hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn học viên, mang đến cơ hội làm việc trong ngành logistics và xuất nhập khẩu đến với đông đảo học viên trên cả nước
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các khóa học xuất nhập khẩu: 0904848855/0966199878
Xem thêm:
Quy Trình Xuất Khẩu Hàng Hóa Bằng Đường Biển
Seaway Bill là gì? Phân biệt Seaway Bill và Surrender Bill
Kiểm dịch thực vật là gì? Cách khai báo kiểm dịch thực vật xuất khẩu
Cách đọc tờ khai hải quan xuất khẩu