Logistics xanh là gì?

Logistics xanh không phải là vấn đề mới nhưng vẫn còn nguyên tính thời sự bởi đó là xu thế chung, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của ngành logistics. 

Xu hướng logisitcs xanh ngày càng được các nước chú trọng trong các tiêu chí hoạt động ngành logistics. Vậy Logistics xanh là gì? ứng dụng logistics xanh như thế nào?

>>>>> Xem thêm: Logistics là gì? Học logistics ra làm gì?

1. Logistics xanh là gì?

Hiện nay Logistics đã trở thành một phần thiết yếu cho sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), Logistics hiệu quả đề cập đến việc giảm thiểu chi phí vận chuyển, lưu trữ và chuyển nhượng sản phẩm đến người tiêu dùng từ các công ty.

Do đó, các chương trình và trọng tâm gần đây của các ngành là giảm thiểu lượng khí thải carbon và điều chỉnh các hoạt động Logistics nhằm thúc đẩy sự bền vững và giảm tác động lâu dài. Vì vậy, Logistics xanh được chú ý ngày càng nhiều và trở thành tiêu chí quan trọng đánh giá sự phát triển ngành logistics.

Vậy Logistics xanh là gì?

 "Logistics xanh" được định nghĩa là các chiến lược và cách tiếp cận quản lý chuỗi cung ứng nhằm giảm năng lượng và tác động môi trường của việc phân phối hàng hóa, trong đó tập trung vào quản lý chất thải, xử lý vật liệu, đóng gói và vận chuyển.

Mục đích cơ bản của việc thực hiện Logistics xanh là phát triển, duy trì môi trường không khí sạch với hiệu quả tích cực của việc cân bằng cách sử dụng năng lượng.

»» Tham khảo: Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Online - Tương Tác Trực Tiếp Cùng Chuyên Gia XNK Trên 15 Năm Kinh Nghiệm

Vì sao cần theo đuổi xu hướng logistics xanh

Một trong số những nguyên nhân chính gây ra tình trạng trên xuất phát từ mặt trái của nền công nghiệp, hay cụ thể hơn là các hoạt động sản xuất, khai thác, phát triển của doanh nghiệp.

Trong hơn một thập kỷ qua, tốc độ tăng trưởng công nghiệp hàng năm từ 15 - 17% đã góp phần rất lớn vào tăng trưởng kinh tế của cả nước. Bên cạnh mặt tích cực, quá trình công nghiệp hóa cũng gây nên những tác động môi trường không nhỏ. Tình trạng ô nhiễm các môi trường ngày càng nghiêm trọng ở các khu công nghiệp, khu đô thị và địa bàn tập trung đông dân cư.

Nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực từ mặt trái của nền công nghiệp lên môi trường, Phát triển bền vững (PTBV – Sustainable Development) chính là chiến lược phát triển mà Việt Nam đang đề ra và thực hiện trong thế kỷ 21. Trong đó, “Logistics xanh” chính là xu hướng tất yếu và là tiêu chí quan trọng mà doanh nghiệp Logistics phải cùng Nhà nước thực hiện để hoàn thành tốt chiến lược này

"Logistic xanh tức là phát triển kinh tế gắn liền với các hoạt động cân bằng sinh thái môi trường" sẽ là xu hướng tất yếu và là tiêu chí quan trọng để đánh giá sự phát triển bền vững của toàn ngành.

Trong Logistics, vận chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác là nguyên nhân chính của khí thải carbon và ô nhiễm môi trường, bên cạnh những tác động đáng kể của các hoạt động Logistics khác.

Việc triển khai Logistics xanh trong các công ty có thể mang lại hiệu quả tích cực bao gồm tăng cường hiệu quả Logistics, giảm ô nhiễm, giảm tiêu thụ nguyên liệu, tăng cường việc tuân thủ luật môi trường và giảm sự không bền vững thông qua điều chỉnh tài nguyên thiên nhiên để sản xuất hàng hóa và cung cấp dịch vụ.

Vai trò Logistics xanh

Lợi ích logistics xanh mà các tổ chức nhận được từ quản lý logistics là quá trình tăng hiệu quả quản lý sản phẩm từ nhà sản xuất đến khách hàng, giảm chi phí sản xuất, tiết kiệm năng lượng và ngăn ngừa tác hại đến môi trường.

Quá trình mua hàng tạo điều kiện thuận lợi cho các cải tiến thương mại như kết nối công nghệ thông tin trong các quy trình kinh doanh.

2. Thực trạng logistics xanh tại Việt Nam

Hiện chi phí logistics ở Việt Nam chiếm 255 GDP, trong đó vận tải chiếm 50-60%. Nguyên nhân chủ yếu là do khí thải carbon và việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Do lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ rất lớn nên việc phủ xanh trong dịch vụ vận tải, đặc biệt là vận tải đường bộ. Điều này giảm thiểu sự dư thừa của chuỗi cung ứng.

Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam đang phát triển từng ngày. Thương mại nội địa càng mở rộng, nhu cầu logistics càng tăng, và sự phát triển của logistics xanh mang lại nhiều lợi ích hơn là cắt giảm thuế.

Tuy nhiên, các công ty logistics Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc xây dựng và áp dụng logistics xanh vẫn còn tương đối mới và gặp nhiều khó khăn.

Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Online - Tương tác trực tiếp với chuyên gia xuất nhập khẩu trên 15 năm kinh nghiệm

3. Ứng dụng logistics xanh như thế nào?

Logistics xanh có một vai trò quan trọng trong quá trình thương mại, vận chuyển và giao hàng. Cả thế giới đang đứng trước lo ngại về khí thải carbon dioxide trong việc chuyển hàng hóa.

Trước đây, nhiều ngành giao thông vận tải đã sử dụng nhiên liệu hóa thạch để sản xuất các sản phẩm từ các nguồn năng lượng bao gồm năng lượng điện, năng lượng gió và sử dụng năng lượng mặt trời.

Tuy nhiên, ở phạm vi rộng, ngành giao thông vận tải phụ thuộc vào các nguồn nhiên liệu không thể tái tạo cùng với các khí thải ra carbon dioxide. Vì vậy, theo các chuyên gia, Logistics xanh có thể được ứng dụng trong các công ty qua các quy trình mua hàng, quy trình sản xuất, quản lý kho, quản lý vận tải và EMS.

Quy trình ứng dụng Logistics xanh

Quy trình mua hàng: Khía cạnh này bao gồm việc cải tiến các cơ sở thương mại bằng cách áp dụng công nghệ thông tin trong giao thương với doanh nghiệp (B2B) và sử dụng thương mại điện tử hoặc internet.

Điều này có nghĩa là giảm giấy tờ và tài liệu. Chấp nhận mua hàng bền vững có thể giúp giảm lãng phí, tiết kiệm chi phí, nâng cao khả năng cạnh tranh và xây dựng danh tiếng của một công ty.

Quy trình sản xuất: Các công ty cần đào tạo nhân viên trong bộ phận Logistics để cung cấp kiến ​​thức về việc giảm sử dụng năng lượng. Chất lượng sản xuất phải được giữ nguyên; chất thải sản xuất nên được giảm trong khi làm sản xuất hàng hóa; nước nên được tái sử dụng càng nhiều càng tốt và khí độc hại phải được giảm tối đa.

Quy trình quản lý kho: Khía cạnh này bao gồm các hoạt động như chuyển sản phẩm vào kho, đóng gói tái chế, vận chuyển hàng hóa trong kho. Các công ty cần giảm việc sử dụng xe nâng cùng với giảm xử lý kép để tối ưu năng lượng và nhiên liệu.

Quá trình vận chuyển: Quá trình phân phối bao gồm nhiều phương thức: vận chuyển đường bộ, qua đường sắt, bằng đường hàng không hoặc qua các phương tiện giao thông đường thủy.

Các công ty có thể chọn phương tiện thân thiện với môi trường như đường sắt hoặc ít sử dụng phương tiện giao thông đường bộ để phân phối hàng hóa.

Trên đây là chia sẻ về xu hướng Logistics xanh, đang có những ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của ngành logistics

Hy vọng bài viết của Nghiệp vụ xuất nhập khẩu sẽ hữu ích tới bạn.

>>>>> Bài viết tham khảo: học xuất nhập khẩu ở đâu tốt

Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Nơi đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức thành công các khóa học xuất nhập khẩuvà hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn học viên, mang đến cơ hội làm việc trong ngành logistics và xuất nhập khẩu đến với đông đảo học viên trên cả nước

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các khóa học xuất nhập khẩu: 0904848855/0966199878

Bình luận
Đánh giá của bạn
ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

Đăng ký khóa học ngay hôm nay để nhận được nhiều phần quà hấp dẫn

Hotline: 0966199878

Đăng ký
khoa-hoc-xuat-nhap-khau-tphcm 0904.848.855 - 0966.199.878
1 2 Tư vấn facebook