Khu Phi Thuế Quan Là Gì? Đặc Điểm Và Các Hoạt Động Chính
Khu phi thuế quan là gì? Nhiều bạn làm việc trong ngành xuất nhập khẩu chắc hẳn đã nghe tới, nhưng có thể chưa tìm hiểu kỹ về đặc điểm, các đối tượng, các hoạt động chính trong khu phi thuế quan. Nghiệp vụ xuất nhập khẩu sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về khu phi thuế quan trong bài viết sau.
Mục lục
1. Khu phi thuế quan là gì?
Khu phi thuế quan hay tên tiếng Anh là Non-tariff zones, đây là khu vực kinh tế đặc biệt nằm trong lãnh thổ của một quốc gia. Khu phi thuế quan được thành lập theo quy định của pháp luật. Trong khu vực này, hàng hóa được đưa vào, lưu giữ, sản xuất, hoặc chế biến mà không phải chịu thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng (VAT), hoặc các loại thuế khác theo quy định.
Khu phi thuế quan có ranh giới rõ ràng với bên ngoài, có hàng rào cứng bao quanh ngăn cách. Đây là khu vực chịu sự kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất, nhập khẩu, phương tiện ra vào … của hải quan quốc gia.
>> Xem thêm: Khu Phi Thuế Quan Là Gì? Các Khu Phi Thuế Quan Tại Việt Nam
Hàng hóa trong khu phi thuế quan có chịu thuế không?
+ Về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Việc áp dụng thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu đối với hàng hóa trong khu phi thuế quan được chia thành hai trường hợp như sau:
- Trường hợp phải chịu thuế xuất nhập khẩu bao gồm:
Hàng hóa từ thị trường nội địa nhập khẩu vào khu phi thuế quan.
Hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường nội địa trong nước.
- Trường hợp không phải chịu thuế xuất nhập khẩu bao gồm:
Hàng hóa từ khu phi thuế quan xuất khẩu trực tiếp ra nước ngoài.
Hàng hóa từ nước ngoài nhập vào khu phi thuế quan và được sử dụng hoặc tiêu thụ trong phạm vi khu phi thuế quan.
Hàng hóa luân chuyển giữa các khu phi thuế quan với nhau.
Quy định này nhằm đảm bảo tính hợp lý trong việc quản lý và áp dụng chính sách thuế đối với các hoạt động thương mại liên quan đến khu phi thuế quan.
>> Xem thêm: Cách tính thuế xuất nhập khẩu
Các trường hợp hàng hóa trong khu phi thuế quan không thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (ngoại trừ ô tô chở người dưới 24 chỗ ngồi) bao gồm:
Hàng hóa được đưa vào khu phi thuế quan bằng hình thức nhập khẩu.
Hàng hóa từ thị trường nội địa bán cho khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong phạm vi của khu phi thuế quan này chứ không sử dụng ra bên ngoài.
Hàng hóa giữa các khu phi thuế quan với nhau được trao đổi, mua bán cũng không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
+ Hàng hóa trong khu phi thuế quan không phải chịu thuế giá trị gia tăng và một số thuế khác theo quy định của pháp luật.
2. Vai trò của khu phi thuế quan
Khu phi thuế quan có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy nền kinh tế:
Thúc đẩy xuất khẩu và thu hút đầu tư: với việc doanh nghiệp trong khu phi thuế quan được ưu đãi giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu, giúp doanh nghiệp tăng cạnh tranh quốc tế, và hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài.
Phát triển kinh tế vùng: các doanh nghiệp trong khu phi thuế qua tao cơ hội việc làm cho người lao động, thúc đẩy kinh tế khu vực quanh các cảng biển, sân bay.
Tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp: Miễn giảm thuế, hàng hóa, dịch vụ từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng; hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu chi phí sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Cân bằng cán cân thương mại: Khu phi thuế quan góp phần thúc đẩy tăng xuất khẩu, giảm nhập siêu, đưa về nguồn thu ngoại tệ ổn định.
Khu phi thuế quan đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế, thương mại và hội nhập quốc tế.
Hạn chế của khu phi thuế quan:
- Việc quản lý hàng hóa và con người trong khu phi thuế quan vẫn tồn tại nhiều bất cập, có nguy cơ bị lợi dụng để đưa các loại hàng hóa không đạt tiêu chuẩn hoặc không qua kiểm soát vào nội địa.
- Chính sách ưu đãi dành cho các doanh nghiệp trong khu phi thuế quan có thể gây tác động tiêu cực đến thị trường nội địa nếu không được giám sát chặt chẽ. Hàng hóa nước ngoài nhập khẩu qua khu vực này với giá thành thấp hơn có thể tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh, ảnh hưởng đến doanh nghiệp trong nước và cân bằng thị trường.
>> Xem nhiều: Học nghiệp vụ xuất nhập khẩu ở đâu tốt nhất hà nội tphcm
3. Đối tượng nào hoạt động trong khu phi thuế quan
Theo Điều 5 Quy chế hoạt động của khu phi thuế quan trong khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu ban hành kèm theo Quyết định 100/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ, các đối tượng sau được phép hoạt động trong khu phi thuế quan:
- Thương nhân Việt Nam: Doanh nghiệp trong nước thực hiện sản xuất, gia công, xuất khẩu hoặc cung cấp dịch vụ.
- Chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân Việt Nam: Hỗ trợ giao dịch thương mại hoặc nghiên cứu thị trường.
- Chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam: Doanh nghiệp quốc tế hoặc liên doanh quản lý và thúc đẩy giao thương quốc tế được phép hoạt động trong khu phi thuế quan.
- Nhà đầu tư: Các nhà đầu tư trong và ngoài nước được cấp phép hoạt động theo pháp luật đầu tư, tập trung vào sản xuất, dịch vụ logistics và công nghệ cao.
Ngoài ra, các cơ quan quản lý như hải quan, kiểm dịch cũng tham gia hỗ trợ, hoạt động trong khu phi thuế quan và thúc đẩy phát triển thương mại quốc tế.
Chính sách thương mại đối với khu phi thuế quan:
- Mua bán với nội địa: Hàng hóa, dịch vụ giữa khu phi thuế quan và nội địa được coi là xuất khẩu, nhập khẩu; doanh nghiệp có thể mua hàng tiêu dùng mà không cần thực hiện thủ tục hải quan.
- Vận chuyển hàng hóa: Hàng hóa xuất, nhập phải chịu kiểm tra, giám sát của hải quan.
- Lưu kho, trưng bày: Không giới hạn số lượng và thời gian lưu giữ hàng hóa.
- Xuất nhập khẩu: Được xuất, nhập mọi hàng hóa trừ hàng cấm, hàng có điều kiện phải tuân thủ pháp luật.
- Hoạt động khác: Tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, gia công, quá cảnh theo quy định pháp luật và hiệp định quốc tế.
>> Tham khảo: Khóa học Khai báo hải quan
4. Các hoạt động trong khu vực phi thuế quan.
Theo Điều 4 Quy chế hoạt động của khu phi thuế quan trong khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu ban hành kèm theo Quyết định 100/2009/QĐ-TTg, các hoạt động trong khu vực phi thuế quan bao gồm:
- Hoạt động thương mại hàng hóa và dịch vụ:
Khu phi thuế quan là nơi diễn ra các hoạt động thương mại hàng hóa và dịch vụ theo quy định của Luật Thương mại.
Bao gồm xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán, phân phối và lưu trữ hàng hóa trong khu vực.
Hoạt động thương mại dịch vụ bao gồm các dịch vụ vận tải, logistics, tư vấn, bảo hiểm, tài chính phục vụ cho hàng hóa xuất nhập khẩu.
- Sản xuất và gia công hàng hóa:
Các doanh nghiệp có thể thực hiện sản xuất hàng hóa trực tiếp trong khu phi thuế quan, tận dụng nguyên liệu miễn thuế nhập khẩu để sản xuất sản phẩm xuất khẩu.
Doanh nghiệp trong khu phi thuế quan có thể tiến hàng gia công hàng hóa theo hợp đồng với đối tác trong nước hoặc nước ngoài.
- Tái chế và chế biến trong khu phi thuế quan
Các hoạt động thường gặp như tái chế các nguyên liệu, linh kiện đã qua sử dụng thành các sản phẩm mới hoặc các bán thành phẩm để tái sử dụng.
Hoặc chế biến nguyên liệu thô hoặc bán thành phẩm thành sản phẩm hoàn thiện phục vụ thị trường quốc tế.
- Lắp ráp:
Lắp ráp linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài hoặc nội địa để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh, chủ yếu hướng đến xuất khẩu, như lắp ráp điện tử, ô tô, và máy móc công nghiệp.
Các hoạt động trong khu phi thuế quan phải tuân thủ nghiêm túc các quy định pháp luật Việt Nam, tránh các danh mục hàng bị cấm theo quy định.
Các doanh nghiệp trong khu phi thuế quan được hưởng ưu đãi đặc biệt về thuế, nhưng phải đảm bảo tuân thủ đầy đủ quy định kiểm soát hàng hóa và các thủ tục hải quan.
5. Ví dụ về khu phi thuế quan Quảng Ngãi - Khu kinh tế Dung Quất
Để có thể hiểu rõ hơn về khu phi thuế quan, chúng tôi sẽ phân tích khu phi thuế quan Quảng Ngãi - Khu kinh tế Dung Quất để bạn nắm rõ hơn.
Khu kinh tế Dung Quất, có địa chỉ ở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, là một trong những khu phi thuế quan chiến lược của Việt Nam. Được thành lập theo Quyết định số 50/2005/QĐ-TTg và có diện tích quy hoạch rộng lớn, bao gồm cả khu đất liền và khu vực mặt biển. Đây là điểm kết nối quan trọng giữa các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, nằm gần sân bay Chu Lai, quốc lộ 1A, và Biển Đông.
Khu phi thuế quan tỉnh Quảng Ngãi này có tổng diện tích khoảng 45.332 ha, bao gồm:
Đất liền: 33.581 ha
Đảo Lý Sơn: 1.492 ha
Vùng biển: 10.711,15 ha
Phân khu chức năng chính:
- Khu công nghiệp phía Đông: Định hướng phát triển các ngành công nghiệp nặng như lọc hóa dầu, luyện kim, cơ khí, và đóng tàu.
- Khu công nghiệp phía Tây: Dành cho các ngành công nghiệp nhẹ, chế biến nông sản, thực phẩm và sản xuất hàng tiêu dùng.
- Khu đô thị công nghiệp Vạn Tường: Phát triển khu đô thị hiện đại, đáp ứng nhu cầu sinh sống và làm việc của người dân và lao động trong khu vực.
- Khu cảng biển Dung Quất: Là cảng nước sâu phục vụ xuất nhập khẩu hàng hóa, hỗ trợ các hoạt động logistics và vận tải biển.
- Khu thương mại và bảo thuế: Hỗ trợ các hoạt động kinh doanh, dịch vụ phi thuế quan và thương mại quốc tế.
Tất cả tạo nên một hệ sinh thái kinh tế phong phú.
Các dự án đầu tư lớn tại đây không chỉ thúc đẩy sản xuất công nghiệp mà còn góp phần đáng kể vào việc tạo việc làm, tăng thu ngân sách, và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu tại Quảng Ngãi.
Tuy nhiên, khu kinh tế Dung Quất vẫn phải đối mặt với những thách thức, bao gồm việc cần nâng cấp cơ sở hạ tầng, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, và thu hút đầu tư vào các ngành công nghệ cao.
Trên đây Nghiệp vụ xuất nhập khẩu đã giải thích khu phi thuế quan là gì, và những đối tượng được hoạt động trong khu vực này, những hoạt động được thực hiện trong khu phi thuế quan… Hy vọng sẽ giúp bạn áp dụng hiệu quả vào công việc của mình. Nếu bạn có ý kiến đóng góp hãy để lại bình luận với chúng tôi để cùng chia sẻ thêm các thông tin về khu phi thuế quan.
Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Địa chỉ đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức thành công các khóa học xuất nhập khẩu tại TPHCM & Hà Nội, khóa học logistics cơ bản - chuyên sâu, khóa học thanh toán quốc tế, khóa học khai báo hải quan điện tử chuyên sâu, Khóa học purchasing, khóa học sales xuất khẩu chuyên sâu hay khóa học báo cáo quyết toán hải quan... và hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn học viên, mang đến cơ hội làm việc trong ngành logistics và xuất nhập khẩu đến với đông đảo học viên trên cả nước.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các khóa học xuất nhập khẩu online/ offline: 0904.84.8855
Ngoài các khóa học xuất nhập khẩu - logistics chất lượng thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán online - offline, khóa học hành chính nhân sự chuyên nghiệp chất lượng tốt nhất hiện nay.
Thực hiện bởi: XUẤT NHẬP KHẨU LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO XUẤT NHẬP KHẨU THỰC TẾ SỐ 1 VIỆT NAM