Điều kiện CIF trong incoterms là gì?
CIF là một trong những điều kiện Incoterms được các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sử dụng phổ biến ở nước ta hiện nay. Tuy vậy, khi làm lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu, nhiều bạn chưa nắm rõ CIF và nghiệp vụ mà mình phải làm nếu sử dụng điều kiện này.
Vì vậy, bài viết hôm nay sẽ phân tích cụ thể CIF là gì, trách nhiệm của bên xuất khẩu và bên nhập khẩu trong điều kiện CIF.
>>>>> Xem thêm: Cách ghi nhớ các điều kiện thương mại quốc tế Incoterms
CIF (Cost, Insurance and Freight) tức tiền hàng, bảo hiểm và cước phí (cảng đến xác định) là điều kiện giao hàng tại cảng dỡ hàng: Trong hợp đồng mua bán quốc tế nó thường được viết liền với một tên cảng biển nào đó, chẳng hạn: CIF Hải Phòng
Với điều kiện này, người bán hàng đưa hàng từ kho ra cảng, thủ tục hải quan hàng xuất và chịu chi phí thuê tàu, bảo hiểm hàng hóa đến cảng dỡ hàng.
Trong ví dụ trên với Nhập CIF Hải Phòng, bạn hiểu rằng người bán sẽ mua bảo hiểm và chuyển hàng đến cảng Hải Phòng, người mua nhận hàng và làm tiếp thủ tục hải quan từ địa điểm giao hàng này và đưa hàng về kho. học nguyên lý kế toán ở đâu tốt
Trách nhiệm của người bán và người mua trong điều kiện CIF
Vậy cụ thể trách nhiệm của người bán và người mua trong CIF được phân chia như thế nào?
Điều kiện CIF
Nghĩa vụ của người bán:
- Giao hàng đúng như qui đinh của hợp đồng.
- Chịu trách nhiệm về mọi khoản chi phí, rủi ro và tổn thất hàng hóa trước khi hàng đã giao xong lên tàu tại cảng bốc. Trả toàn bộ chi phí vận tải đến cảng đến.
- Giao hàng lên tàu với thời gian và cảng bốc qui định hoặc do bên bán chọn. Trả toàn bộ chi phí bốc hàng. tra cứu thuế thu nhập cá nhân đã nộp
- Ký HĐ vận tải và trả cước phí đến cảng đích quy định.
- Tiến hành thông quan XK ( lấy giấy phép XK, trả thuế và các chi phí cần thiết cho XK nếu có ).
- Ký HĐ bảo hiểm và trả chi phí bảo hiểm trong suốt thời gian hàng được vẩn chuyển đến cảng đích qui định. Trong trường hợp này người bán thường mua bảo hiểm ở mức tối thiểu, với mức giá trị bằng giá CIF + 10% (gọi là tiền lãi dự tính) và bằng đồng tiền của HĐ. khóa học xuất nhập khẩu
- Báo cho người mua biết khi hàng hóa được chuẩn bị để giao, khi hàng hóa được giao lên tàu và ngay khi hàng vừa tới cảng dỡ trong thời gian hợp lý để người mua kịp chuẩn bị nhận hàng.
- Cung cấp cho người mua những hóa đơn chứng từ vận tải hoàn hảo giấy chứng nhận và bảo hiểm hàng hóa. học kế toán ở đâu tốt
- Chúng từ bắt buộc: Hoá đơn thương mại, Vận đơn (Bill of lading), giấy phép XK và đơn bảo hiểm.
Xem thêm:
- Nội dung chi tiết Incoterms 2020
- Nội dung Incoterm 2010
Nghĩa vụ của người mua:
- Kiểm tra hàng hóa trước khi bốc và dỡ hàng. Chủ yếu là trước khi dỡ hàng.
- Chấp nhận việc giao hàng để gửi khi đã nhận được hóa đơn bảo hiểm hàng hóa và tất cả các chứng từ bằng chứng khác về mua bảo hiểm và vận tải (vận đơn) và tiếp nhận hàng theo từng chuyến giao hang hàng từ người vận tải ở cảng đích qui định, trong thời gian qui định..
- Trả tiền dỡ hàng trong chừng mực tiền dỡ hàng không tính vào cước vận tải.
- Chịu mọi rủi ro, tổn thất và chi phí về hàng hóa ( trừ các khoản tiền được tính vào cước phí vận tải) kể từ khi hàng hóa được giao xong lên tàu ở cảng bốc hàng. học xuất nhập khẩu tại tphcm
- Thông quan NK, trả tiền thuế NK và các chi phí khác để hàng có được nhập. Làm các thủ tục cần thiết và trả các chi phí phát sinh để hàng có thể được quá cảnh nếu có.
Như vậy, nhìn vào trách nhiệm của người mua và người bán trong điều kiện CIF thì người bán trả phí vận chuyển nhưng không chịu rủi ro cho hàng hóa trên chặng vận chuyển biển.
Trên thực tế, nhiều nhà nhập khẩu Việt Nam nghĩ rằng cứ mua CIF cho chắc và nhàn, vì chỉ cần nhận hàng tại cảng ở Việt Nam mà không cần lo gì trên chặng trước đó. khóa học xuất nhập khẩu tại hà nội
Tuy vậy, như ở trên đã nói, người bán trả chi phí, nhưng họ không chịu trách nhiệm và rủi ro cho chặng đường biển. Có xảy ra tổn thất, người nhập khẩu Việt Nam phải tự làm việc với bảo hiểm, mà thường là đại lý của công ty bảo hiểm nước ngoài (do người bán đã chọn tại nước họ). Tình thế đó khá là không thuận lợi. Vì vậy, trong quá trình thương thảo cho hợp đồng nhập khẩu CIF về Việt Nam, bạn nên lưu ý trao đổi trước về công ty bảo hiểm, và công ty này có đại lý ở Việt Nam hay thành phố bạn làm việc không.
Do vây, chúng tôi khuyên bạn không nên quá ảo tưởng về điều kiện giao hàng CIF là thuận lợi cho mình, đôi khi việc lựa chọn điều kiện mua hàng nào chủ động về vận chuyển vẫn hơn và làm giàu thêm cho các doanh nghiệp logistics Việt Nam.
Bạn đang tìm hiểu học xuất nhập khẩu ở đâu tốt? Xuất nhập khẩu Lê Ánh chính là sự lựa chọn tốt cho bạn bởi chúng tôi hội tụ đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm thực tế và chính sách hỗ trợ việc làm, hỗ trợ nơi thực tập xuất nhập khẩu tại TPHCM và Hà Nội,... Hãy tham gia Khóa học xuất nhập khẩu thực tế tại Lê Ánh để bổ sung kiến thức, trải nghiệm thực tế và hoàn thiện kĩ năng.
Xuất nhập khẩu Lê Ánh - Đào tạo nghiệp vụ xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam