Depot Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu? Danh Sách Depot Ở Việt Nam
Nếu ai đã từng làm việc trong công ty xuất nhập khẩu, doanh nghiệp phân phối, kho vận thì chắc hẳn sẽ biết depot là gì. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu hết về depot cũng như không biết vai trò của depot là gì.
Vì vậy, trong bài viết dưới đây, Nghiệp Vụ Xuất Nhập Khẩu sẽ giải thích chi tiết về depot là gì và vai trò của Depot trong xuất nhập khẩu.
Nội dung bài viết:
1. Depot Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu?
Depot là tên gọi chung của ICD (Cảng nội địa/ Cảng cạn).
Xem thêm: ICD là gì?
Thông thường, điểm thông quan hàng hóa nội địa là bộ phận hậu cần mở rộng của cảng biển. Nguyên nhân là do hầu hết các cảng biển đều có mặt bằng hạn chế nên không gian kho bãi khó có thể mở rộng.
⇒ Như vậy, cảng cạn ra đời giúp các cảng biển giải phóng hàng hóa nhanh hơn. Đồng thời, năng lực thông quan hàng hóa cảng biển cũng được nâng cao.
Depot được hình thành và phát triển từ nhiều thập kỷ trước, nhưng phải đến những năm 1970, depot mới được triển khai đúng cách và sau đó được phát triển trên toàn cầu.
Một cảng cạn tiêu chuẩn sẽ bao gồm các tính năng cụ thể sau:
- Là khu vực lưu giữ container
- Là khu vực thông quan hàng hóa.
- Là kho gom hàng lẻ (CFS), kho ngoại quan, nơi giao nhận container, nơi đóng gói hàng hóa, khu vực vệ sinh và sửa chữa container.
2. Đặc Điểm Của Depot Là Gì?
- Cảng cạn là nơi chứa container tạm thời trước khi chuyển đến cảng để xếp lên tàu. Ngoài ra, nhà xuất khẩu cũng có thể cho hàng vào container để trong cảng cạn.
- Cảng cạn không chỉ là trung tâm phân phối hàng hóa mà còn vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt và đường bộ. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều chi phí vận chuyển.
- Nhờ các dịch vụ đóng gói, lưu kho, thông quan… cảng cạn giúp giảm thiểu đáng kể thời gian lưu thông hàng hóa.
Xem thêm: Quy Trình Kiểm Tra Sau Thông Quan - Kinh Nghiệm Thực Tế
3. Vai Trò Của Depot/ Cảng Cạn Là Gì?
Các cảng cạn đóng vai trò khá quan trọng trong chuỗi vận chuyển đa phương thức do có nhiều dịch vụ khác nhau tại đây. Các vai trò chính của Depot có thể kể đến cụ thể như sau:
- Trở thành nơi tập kết container và hàng hóa. Đồng thời, cảng cạn cũng là một biện pháp để giảm áp lực thời gian khi container vào cảng. Thông thường container ở cảng, hoặc do hàng hóa cần được kiểm tra, giám định và thông quan, hoặc do không đủ chỗ trong kho của bên xuất nhập khẩu.
- Cảng cạn trở thành nơi giải tỏa gánh nặng thủ tục hải quan. Khi làm thủ tục tại cảng, hàng hóa phải hoàn thành các thủ tục hải quan bao gồm: Kiểm tra, xếp dỡ, kiểm kê ... sau đó mới được vận chuyển ra khỏi cảng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cảng biển bị ách tắc, giảm lưu lượng hàng hóa.
- Cảng cạn cũng trở thành điểm phân phối. Các công ty vận chuyển container trong nước hiện nay có tính chuyên môn hóa cao, hàng hóa vận chuyển nhanh hơn. Đồng thời, cảng biển trở thành hành lang cho việc vận chuyển hàng hóa.
Cùng với tốc độ luân chuyển lớn, xu hướng phát triển hiện nay là trung tâm phân phối sẽ chuyển cảng cạn.
- Cảng cạn còn là nơi cung cấp các dịch vụ hỗ trợ như: kho bãi, CFS, kho ngoại quan, bãi container… Các dịch vụ hỗ trợ này sẽ tăng năng lực của cảng biển và năng lực vận chuyển container từ cảng vào nội địa.
4. Các Dịch Vụ Tại Depot - Điểm Thông Quan Nội Địa
- Là nơi thông quan hàng hóa nội địa, là bãi chứa container, container rỗng, container lạnh, …v…v…
- Dịch vụ bốc xếp container, vận chuyển hàng kỹ thuật, vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng, kho ngoại quan, thông quan xuất - nhập khẩu,...
- Các dịch vụ khác như: Đóng gói, lắp đặt thiết bị, kho hàng lẻ, xếp dỡ bến bãi, đóng gói hút chân không hàng hóa và lập mã hàng, sửa chữa và vệ sinh container, vận chuyển hàng hóa nội địa,…
Cảng nội địa là xu hướng phát triển tất yếu về lợi ích kinh tế. Nó giúp giảm đáng kể tình trạng tắc nghẽn trong bến cảng. Đồng thời, thông qua các dịch vụ đóng gói, lưu kho, thông quan và các dịch vụ khác, năng lực thông quan hàng hóa cũng được nâng lên.
Đối với những khu vực xa cảng biển thì việc vận chuyển hàng hóa trực tiếp ra cảng biển sẽ đắt hơn nhiều so với vận chuyển hàng hóa vào cảng nội địa rồi mới ra cảng biển, về phương tiện vận tải thì cảng nội địa là một phần không thể thiếu trong chuỗi vận tải đa phương thức.
Xem thêm: Quy trình xuất khẩu hàng lẻ LCL
5. Danh Sách Các Depot Ở Việt Nam
Theo Quyết định số 584 của Bộ Giao thông vận tải, danh sách các cảng cạn ở Việt Nam gồm có:
6. Thực Trạng Cản Cạn Ở Việt Nam
Theo Bộ Giao thông Vận tải, trong những năm qua, Việt Nam đã đầu tư nhiều để phát triển cơ sở hạ tầng trong hệ thống cảng biển. Tuy nhiên, chưa đạt được hiệu quả cao khiến sức cạnh tranh về kinh tế còn thấp, một phần do ngành logistics chưa có chiến lược phát triển phù hợp.
Tiềm năng phát triển hệ thống cảng cạn tại Việt Nam là khả quan, nhất là tại 8 tỉnh thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nơi có khối lượng hàng container thông quan chiếm gần 80% tổng lượng hàng hóa cả nước.
Như vậy có thể nói rằng, depot là một bộ phận không thể thiếu của cảng biển, depot đóng góp vai trò quan trọng trong việc giúp khả năng lưu thông hàng hóa của cảng biển nói chung và khả năng vận chuyển container từ cảng biển vào nội địa nói riêng tăng hiệu quả một cách đáng kể. Việc phát triển cảng biển gắn liển với việc phát triển depot tạo ra lợi ích kinh tế cũng như thời gian được tối ưu tốt nhất.
Xem thêm:
- Giám Sát Hải Quan Là Gì? Quy Định Về Giám Sát Hải Quan
- Quy Trình Làm Thủ Tục Hải Quan Hàng Air Tại Nội Bài
- FCL Là Gì? Quy Trình Giao Nhận Hàng Nhập Khẩu, Xuất Khẩu FCL
Trên đây là Detpot là gì, những đặc điểm, vai trò của Depot cùng với danh sách cảng cạn ở Việt Nam hiện nay, mong rằng những thông tin Nghiệp Vụ Xuất Nhập Khẩu chia sẻ hữu ích với bạn.
Xuất nhập khẩu Lê Ánh là đơn vị đi đầu trong đào tạo Khóa học xuất nhập khẩu ở Hà Nội, khóa học xuất nhập khẩu TPHCM & Khóa học xuất nhập khẩu online, bạn có thể tham khảo chi tiết khóa học tại: https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn/
Hotline: 0904848855/0966199878
Ngoài các khóa học xuất nhập khẩu - logistics chất lượng thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán online - offline, khóa học hành chính nhân sự chuyên nghiệp chất lượng tốt nhất hiện nay.