Giám Sát Hải Quan Là Gì? Quy Định Về Giám Sát Hải Quan
Giám sát hải quan là khâu quan trọng khi thông quan hàng xuất nhập khẩu. Vậy giám sát hải quan là gì? những quy định cụ thể về giám sát hải quan như thế nào? Nội dung giám sát hải quan ra sao?
>>>>> Xem thêm: Quy Trình Làm Thủ Tục Hải Quan Hàng Air Tại Nội Bài
Nội dung bài viết:
1. Giám sát hải quan là gì?
Giám sát hải quan là việc cơ quan hải quan sử dụng nghiệp vụ hải quan để quan sát, theo dõi trực tiếp hoặc bằng phương tiện nghiệp vụ, kỹ thuật để đảm bảo việc tuân thủ thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan và luật pháp khác có liên quan.
Để tìm hiểu kỹ lưỡng về quy định liên quan đến giám sát hải quan, doanh nghiệp cần đọc kỹ các văn bản sau:
+ Luật hải quan số 54/2014, nghị định 08/2015,
+ Nghị định 59/2018 sửa đổi bản nghị định 08/2015.
+ Thông tư 38/2018/tt-btc và thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi cho thông tư 38/2015/TT-BTC
Xuất nhập khẩu Lê Ánh tổng hợp lại một số thông tin quan trọng liên quan đến giám sát hải quan để doanh nghiệp lưu ý như sau:
2. Thời gian thực hiện giám sát hải quan
Thời gian thực hiện giám sát hải quan là vấn đề quan trọng doanh nghiệp cần chú ý khi làm thủ tục hải quan.
Thời gian thực hiện giám sát hải quan được quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật hải quan. Trong đó chỉ rõ thời gian thực hiện hoạt động giám sát hải quan có thể là một trong ba thời điểm sau tùy vào từng đối tượng tiến hành giám sát, bao gồm:
- Thời gian từ khi hàng hóa nhập khẩu tới địa bàn hoạt động hải quan đến khi được thông quan.
- Thời gian từ khi bắt đầu kiểm tra thực tế hàng hóa đến khi thực xuất khẩu
- Thời gian từ khi hàng hóa, phương tiện vận tải quá cảnh tới địa bản hoạt động của hải quan đến khi ra khỏi lãnh thổ Việt Nam
Theo đó, trong khoảng thời gian này, cơ quan hải quan có thẩm quyền sẽ lựa chọn phương thức phù hợp để tiến hành hoạt động giám sát hải quan nhằm đảm bảo được sự nguyên trạng của hàng hóa xuất nhập khẩu trong thời gian chịu sự quản lý của hải quan.
Tham khảo: Học xuất nhập khẩu thực tế, lộ trình cho người mới bắt đầu
3. Trách nhiệm của các bên trong quá trình giám sát
Với từng trường hợp là giám sát hải quan truyền thống hay giám sát hải quan điện tử, trách nhiệm của các bên liên quan cũng đôi chút khác biệt. Cụ thể như sau:
3.1. Đối với giám sát hải quan truyền thống
Trách nhiệm của người khai hải quan: nội dung này được quy định tại khoản 3 Điều 26 Luật hải quan, trong đó chỉ rõ, các chủ thể này có nghĩa vụ:
“Bảo đảm nguyên trạng hàng hóa và niêm phong hải quan, trong trường hợp bất khả kháng mà không giữ được nguyên trạng hàng hóa hoặc niêm phong hải quan thì sau khi áp dụng biện pháp cần thiết để hạn chế và ngăn ngừa tổn thất có thể xảy ra, phải báo ngay với cơ quan hải quan hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi gần nhất để xác định”.
Và tại điểm a khoản 1 Điều 18, Thông tư 128/2013) còn quy định rõ trách nhiệm của người khai hải quan: hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khi đưa vào hoặc ra khỏi khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu, người khai hải quan phải xuất trình cho cơ quan hải quan:
- Đối với hàng xuất khẩu là tờ khai hải quan đã được cơ quan hải quan xác nhận làm xong thủ tục hải quan;
- Đối với hàng nhập khẩu là tờ khai hải quan đã được cơ quan hải quan xác nhận thông quan hoặc giải phóng hàng đưa hàng về bảo quản; Phiếu xuất kho bãi của doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi.
- Xuất trình hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Trách nhiệm của công chức hải quan: Tại khoản 3 điều 27 Luật hải quan quy định, công chức hải quan có nghĩa vụ:
“thực hiện kiểm tra, giám sát hải quan hải quan. Trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì yêu cầu chủ hàng hóa, người chỉ huy phương tiện vận tải hoặc người được ủy quyền thực hiện các yêu cầu để kiểm tra, khám xét hàng hóa, phương tiện vận tải theo quy định của pháp luật”.
3.2. Đối với giám sát hải quan điện tử
Đối với hoạt động giám sát hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử, trách nhiệm của các chủ thể này được xác định thêm như sau:
Về trách nhiệm đối với người khai hải quan: Khi đưa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu vào hoặc ra khỏi khu vực giám sát hải quan, tùy theo loại hàng hóa người khai hải quan phải thực hiện:
- Đối với hàng xuất khẩu: phải xuất trình một tờ khai hải quan điện tử in đã được cơ quan hải quan quyết định hoặc xác nhận “thông quan”, xuất trình hàng hóa, nhận lại 1 tờ khai hải quan điện tử in đã có xác nhận “hàng đã qua khu vực giám sát hải quan”
Trên đây là chia sẻ về Hải quan giám sát là gì, những lưu ý khi làm hải quan giám sát, mong rằng hữu ích với bạn.
XNK Lê Ánh là đơn vị đi đầu trong đào tạo Khóa học xuất nhập khẩu ở Hà Nội, khóa học xuất nhập khẩu TPHCM & Khóa học xuất nhập khẩu online, bạn có thể tham khảo chi tiết khóa học tại: https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn/
Hotline: 0904848855/0966199878
Ngoài các khóa học xuất nhập khẩu - logistics chất lượng thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán online - offline, khóa học hành chính nhân sự chuyên nghiệp chất lượng tốt nhất hiện nay.
>>>>> Bài viết xem nhiều:
Khóa học purchasing mua hàng quốc tế
OPS Là Gì? Mô Tả Công Việc Nhân Viên Hiện Trường Xuất Nhập Khẩu
Chi phí vận chuyển và logistics dự kiến sẽ tiếp tục tăng vào năm 2022