Hợp đồng ngoại thương trong xuất nhập khẩu - vận dụng vào thực tế (phần 2)
Khi soạn thảo hợp đồng ngoại thương trong xuất nhập khẩu, việc thỏa thuận các điều khoản khá phức tạp, vì vậy khi làm hợp đồng ngoại thương, bạn cần lưu ý những gì và từng điều khoản trong hợp đồng bao gồm những nội dung nào? Hãy lắng nghe những phân tích của các chuyên gia về Xuất nhập khẩu khẩu tại Lê Ánh.
>>>> Xem thêm: Hợp đồng ngoại thương trong xuất nhập khẩu - vận dụng vào thực tế (phần 3)
III. Phần chính của hợp đồng ngoại thương:
Các điều khoản Hợp đồng ngoại thương có một số điều khoản chính như sau:
Điều khoản: Tên hàng = Name of goods = Commodities = Products = Items
Có nhiều cách ghi tên hàng trong hợp đồng, nhưng tựu trung, có thể chia thành một số cách sau:
Tên thông thường/Tên thương mại + Tên khoa học: ke toan xay dung
Sử dụng cho hàng hoá là hoá chất, dược phẩm, cây con giống
Tôm sú giống- Monodol P/L hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu
Pananguis Hypoptha mus: tên khoa học của cá da trơn
Cá tra/basa: Catfish Pangasius Hypoptha mus
Cá mú: Grouper Pangasius Hypoptha mus
Tên hàng + xuất xứ kpi nhân sự
Xuất xứ nói lên được một phần hoặc tính chất riêng có của sản phẩm: Vietnam rice, Vietnam Coffee
Tên hàng + quy cách: Xe tải 10 tấn, ôtô 3000 phân khối… Tên hàng + thời gian sản xuất: crop in 2017
Tên hàng + Nhãn hiệu. Ví dụ: Abbott powder milk (sữa bột Abott)
Tên hàng + công dụng Tên hàng + Số hiệu
Kết hợp nhiều cách: hợp đồng mua bán đất viết tay
Ví dụ: học kế toán ở đâu tốt nhất tphcm
Gạo: Vietnam Jasmine/White/Japonica/Long grain Rice, 5% broken, Winter Spring Crop 2018
Cà phê: Vietnam Robusta Coffee, grade 1, floor 0.6mm, crop in 2018
Hạt tiêu: Vietnam Black/White/Red Pepper, 450gr/l, crop in 2018
Cá tra: Vietnam White meat Pagasius Fillet, red meat off, skin off, belly off, glazing 20%
Tôm: Vietnam Cooked Vannamie/Black Tiger Shrimp, HOSO, 95% net
Quality/Specification/Discription of goods: Quy cách - Chất lượng
Cách 1: Thoả thuận chất lượng theo về mẫu:
Samples: Mẫu nghiệp vụ xuất nhập khẩu
Original Samples: Mẫu gốc Counter Samples: Mẫu đối
Samples for Approval/Confirmation/Acceptance: Mẫu gửi duyệt Approved/Accepted/Confimed Samples: Mẫu đã duyệt
Samples for mass production: Mẫu đưa vào sản xuất
Những điều phải ghi trong hợp đồng ngoại thương liên quan đến mẫu:
Người bán hay người mua làm mẫu? mẫu phiếu thu theo thông tư 200
Chi phí làm mẫu, chi phí gửi mẫu ai chịu?
Có bao nhiêu mẫu mẫu? Mỗi bên giữ mấy mẫu?
Bao giờ gửi mẫu, bao giờ làm mẫu, bao giờ duyệt mẫu? Ràng buộc trách nhiệm khi xác nhận/duyệt mẫu trễ?
Mẫu không được có những khuyết tật ẩn tì mà mắt thường không nhìn thấy được Mẫu là một phần không tách rời hợp đồng này
Ví dụ: học nguyên lý kế toán
Quality/specification/discription of goods.
As samples which the Buyer approved and sent the Seller on 16th May 2018. The sample cost will be free of charge (f-o-c) with the courier cost onto Seller’s account/The sample making cost and the mould opening cost as well shall be onto the Buyer’s account and the courier cost shall be onto the other side’s account. mẫu phiếu thu
The samples shall be made into 06 (six) samples. The Buyer keeps 02 (two) samples, the Seller keeps 02 (two) samples and the independent 3rd survey party keeps 02 (two) ones.
The Seller will send the samples for the Buyer’s reference and approval within 02 weeks prior to ETD date and the Buyer shall show their approval within 10 days before ETD date at least. In case the Buyer fails to execute his obligation, then he must take all risk and cost arising from or related to such failure.
The samples must have no any inherent factors and the samples are the parts not separated from this contract. học kế toán ở đâu tốt nhất hà nội
Cách 2: Liệt lê thông số, quy cách của hàng
Phải ghi theo nguyên tắc liệt kê được 03 nội dung:
Tên của thông số
Hàm lượng của thông số đó
Min hay Max
Ví dụ: Hàng Vietnam Jasmine Rice, 5% broken, Winter Spring Crop 2018
Quality is as follows:
Broken: 5% max
Purity: 95% min
Charky: 2% max
Foreign matter: 0.05% max
Moisture: 14% max
Yellow/Red: 0.5% max
Well milled, Double Polishing, Double color sortex…
Winter Spring crop 2018 học xuất nhập khẩu ở đâu
Cách 3: Xác định chất lượng theo tiêu chuẩn của ngành:
Mỗi ngành nghề, sản phẩm đều có tiêu chuẩn chất lượng của ngành đó, sản phẩm đó được công bố theo quy định của hiệp hội ngành nghề, hoặc của các cơ quan quản lý. Hai bên mua bán có thể dùng tiêu chuẩn này để xác định chất lượng. Thông thường, bộ tiêu chuẩn này rất dài và chi tiết, do vậy, nó được dùng như một cách bổ trợ - dùng kèm theo cách 1 và cách 2. Hoặc được bên thứ 3 – là các công ty giám định độc lập dùng trong công tác kiểm định chất lượng hàng.
Ví dụ:
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5644:2008
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5251:2015 về Cà phê bột
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5250:2015 về Cà phê rang
Cách 4: Xác định chất lượng theo tài liệu kỹ thuật:
Ví dụ: học xuất nhập khẩu ở đâu tốt nhất
The products shall be produced under technical documents (TDs = Technical Drawings) which the Buyer sent the Seller on 16th May. The documents shall be made in English, the Buyer keeps 02 dox and the Seller keep 02 docx. These documents are the parts not separated from this contract.
Cách 5: Có sao bán vậy = As is sales = Sales arrived!
Cách này ít dùng, thường dùng cho hàng hoá chất lượng kém, hàng second-hand…
Cách thoả thuận này rất rủi cho cả người bán và người mua vì không có một căn cứ nào để xác định chất lượng.
…………..
Trên đây là một vài cách thoả thuận chất lượng trên hợp đồng ngoại thương. Thực tế, các bên mua bán thường chủ động kết hợp hai hai nhiều cách với nhau nhằm làm rõ chất lượng cần thoả thuận cũng như xác định chính xác nhu cầu và mong muốn của mình. Ví dụ, trong buôn bán gạo, hai bên thường quy định như sau: mẫu biên bản hủy hàng hóa hỏng
Bán hàng theo mẫu
Kèm theo thông số kỹ thuật yêu cầu
Nếu các vấn đề gì chưa rõ thì sẽ thực hiện theo tiêu chuẩn số TCVN 5644:2008
Khi kết hợp nhiều cách như vậy, hai cần phải xác định rõ đâu là cách chính, đâu là các phụ hỗ trợ. Chẳng hạn, người bán sẽ thích bán hàng theo thông số của hàng chứ không thích bán theo mẫu, vì làm ra đúng thông số kỹ thuật của gạo thì rất dễ, trong khi nếu làm theo mẫu, người bán sẽ phải tranh luận với người mua về mùi, màu, vị… những yếu tố không thể định lượng được. Ngược lại, người mua thì thích mẫu làm chủ đạo vì nếu người bán làm hàng đạt thông số nhưng không giống mẫu thì cũng coi như không đạt yêu cầu.
Cho dù thoả thuận theo cách nào thì hai bên phải làm rõ thêm vấn đề chất lượng cuối cùng là tính từ thời điểm/nơi nào: khóa học phân tích báo cáo tài chính
“Chất lượng cuối cùng” là chất lượng mà người bán phải chịu trách nhiệm đến thời điểm đó/nơi đó. Về việc này, nếu hai bên không có thoả thuận cụ thể nào trong hợp đồng, thì hiển nhiên sẽ thực hiện theo điều kiện giao hàng, tức là: nhóm E: người bán chịu trách nhiệm ở kho của họ mà thôi; nhóm F, C: người bán sẽ chịu trách nhiệm đến cảng bốc; còn nhóm D thì người bán phải chịu trách nhiệm đến cảng đích. surrender bill
Một số người bán/người mua cố tính thoả thuận khác đi quy định theo Incoterms để bảo vệ quyền lợi của mình. Nên nhớ rằng, nếu có bất kỳ thoả thuận nào giữa người mua và người bán trên hợp đồng mà mâu thuẫn với Incoterms thì sẽ thực hiện theo thoả thuận đó mà không thực hiện theo Incoterms vì Incoterms chỉ là một tập quán tuỳ nghi sử dụng. Khi đó, bên còn lại sẽ phải hiểu biết về Incoterms và thuyết phục/hoặc ép buộc bên kia tuân thủ đúng Incoterms hoặc phải giành chiến thắng ở điều khoản khác để giành lại quyền lợi đã mất ở mục này.
Ví dụ, bất chấp điều kiện bán hàng là điều kiện gì, hai bên có thể ghi một trong các câu này trong hợp đồng:
THE QUALITY AT LOADING PORT SHALL BE THE FINAL QUALITY.
THE QUALITY AT DISCHARGING PORT SHALL BE THE FINAL QUALITY.
Điều khoản: Số lượng
Điều khoản này cần ghi đủ các thông tin: học xuất nhập khẩu ở đâu tốt
Con số
Đơn vị tính
Dung sai (Ai chọn dung sai)
Số lượng cuối cùng
Đối với con số: Lưu ý cách ghi. Ghi 1,000 thay vì 1.000
Đơn vị tính: Cân, đong, đo, đếm
Thường có các đơn vị sau đây:
Cân: thanh toán tt
Kgs = kilos, tons: ký-lô-gram
Tons: tấn. Lưu ý trong buôn bán quốc tế, thường dùng tấn nguyên = Mectric Ton. Vì: Long ton = LT = 1,016.047 kgs
Short ton = ST = 907,187kgs Mectric ton = MT = 1,000kgs
Đong: Littre, gallon
Đo: M - mét tới, Mét vuông M2, Mét khối = M3 = CBM
Đếm: hs code là gì
Pcs, units, pairs, bags, boxes, cartons, pallets (wooden pallets or plastic pallets), containers. Phân loại containers
Cont 20feet = 20’; cont 40feet = 40’
Cont thường = cont khô = DC (dried cont) = GP (general purpose) = ST (standard)
Cont lạnh = RF = reefer cont = refrigerated cont Cont cao = HC = high cube
Một số loại phổ biến 20’DC, 40’GP, 20’RF, 40’RF, 20’HC, 40’HC…
Dung sai:
Dung sai là những sai số, sai khác, sai biệt, sai lệch về dung trọng, thể tích, số lượng. Hiểu nôm na, dung sai là sai số về số lượng. Dung sai là mức chênh lệch về số lượng (thấp hơn hoặc cao hơn so với quy định trong hợp đồng) mà người bán được cho phép khi thực hiện việc giao hàng.
Ví dụ: Hợp đồng mua/bán 100MTs. Dung sai ghi +/- 5%. Có nghĩa là người bán được quyền giao từ 95 MTs đến 105 MTs đều được. Dĩ nhiên, người bán giao 98 MTs thì người mua thanh toán 98 MTs, giao 103 MTs thì thanh toán 103 MTs.
Dung sai bảo vệ được người bán:
Trong trường hợp dây chuyển sản xuất bị hỏng, người bán không thể giao đủ số lượng 100 MTs, chỉ giao được 98 MTs, lúc này người mua không thể bắt người bán đền bù thiệt hại do giao thiếu hàng. học kế toán thực hành ở đâu tốt
Trong trường hợp người bán phải cố dùng hết nguyên liệu đầu vào, sản xuất ra và giao hết 103 MTs, lúc này người mua buộc phải lấy 3 MTs giao dư và không thể bắt người bán đền bù thiệt hại do giao thừa hàng ngoài dự kiến.
Dung sai bảo vệ được người mua:
Tương tự cách phân tích trên, nếu người bán giao hàng thiếu quá nhiều so với 100 MTs, sẽ gây khó khăn cho người mua trong việc đáp ứng các đơn hàng với khách hàng của họ (thậm chí phải đền bù hợp đồng). Do vậy, quy định dung sai khiến người bán thực hiện đúng/đủ trách nhiệm giao hàng của mình.
Tình huống khác, nếu người bán giao hàng dư quá nhiều so với 100 MTs, sẽ đẩy người mua vào tính huống nhận hàng không mong muốn, chưa kể phát sinh các chi phí lưu kho, hoặc tệ hơn là không biết bán lượng hàng thừa đi đâu. Do vậy, quy định dung sai giúp người mua khống chế và kiểm soát được việc này.
Dung sai và Hao hụt
Hai bên cần phân biệt Dung sai (Tolerance) và Hao hụt cho phép (Accepted shortage). Ví dụ sau đây sẽ giúp người đọc hiểu rõ tình huống.
Điều khoản số lượng ghi:
“100MTs = 1,000 bags of rice per container x 25kg per bag = 04x20’DC. Tolerance: +/- 5%”
Biên bản kiểm định ghi số lượng được giao 98 MTs, người mua xuất hoá đơn 100 MTs và yêu cầu người mua thanh toán đủ 100 Triệu VNĐ (giá là 1tr/tấn). Người mua đã thanh toán trả trước khi giao hàng, đủ 100tr VNĐ. Nay hàng thiếu, họ muốn đòi lại 2 triệu. Người bán không trả, vì cho rằng dung sai là 5% nên việc họ giao 98 MTs là hợp lý vì đây là khoản hao hụt được phép. Cách hiểu của người bán là hoàn toàn sai.
Đối với một số loại hàng thường có hao hụt do đặc tính tự nhiên, (ví dụ sầu riêng tươi lúc giao hàng còn sống – trọng lượng nặng, nhưng khi đến đích thì đã chín nên trọng lượng vơi đi). Vì cả người mua và người bán đều hiểu đặc tính này, nên nếu người mua chấp nhận, họ sẽ ghi trong hợp đồng là:
Hoặc ghi: “Quantity at loading port is final quantity.” Hoặc ghi: “Shortage of 2% of weight is acceptable.”
Số lượng cuối cùng:
Cách hiểu giống như chất lượng cuối cùng. Hai mục này ở hai điều khoản phải ghi đồng nhất.
Ví dụ cụ thể của một điều khoản số lượng hoàn chỉnh:
100MTs = 1,000 bags of rice per container x 25kg per bag = 04x20’DC Tolerance: +/- 5% (Buyer’s option)
THE QUANTITY AT LOADING PORT SHALL BE THE FINAL QUANTITY.
Tham khảo thêm một vài thuật ngữ:
Khối lượng cả bì (Gross weight): khối lượng hàng hoá cùng với khối lượng của các loại bao bì.
Khối lượng tịnh (Net weight): trọng lượng thực tế của hàng hoá. Net weight = Gross weight – tare
Các loại khối lượng tịnh: học kế toán tổng hợp ở đâu tốt nhất tphcm
Khối lượng tịnh thuần tuý (net net weight)
Khối lượng nửa tịnh (semi net weight)
Khối lượng tịnh luật định (legal net weigth)
Điều khoản: Giá cả
Nội dung về giá cả trong hợp đồng phải quy định được các nội dung:
Đơn giá:
Con số
Đơn vị tính
Đồng tiền tính giá
Điều kiện bán hàng = Sales term = Trade Term = Incoterms
Các cách quy định giá/Các loại giá (nếu cần)
Tổng trị giá:
Bằng số
Bằng chữ
Ví dụ:
Unit price: USD450.50/MT. FOB (HCMC Port) – Incoterms 2010 Total amount: USD45,050.75
In words: US Dollars forty five thousand fifty and seventy five cents only.
Các cách quy định giá cần phân biệt:
Giá cố định (fixed price): là giá được xác định lúc ký hợp đồng và không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng.
“USD500/MT - FOB Saigon port, Incoterms 2010”
Giá quy định sau (deffered fixing price): là giá không được xác định lúc ký hợp đồng và sẽ được xác định tại một thời điểm nào đó trong quá trình thực hiện hợp đồng.
“Will be set in May, 2005 at the price of 85 USD/MT lower than posted price for Robusta grade 1 at LIFFE”
Giá linh hoạt (flexible price): là giá được xác định lúc ký hợp đồng nhưng sẽ thay đổi trong quá trình thực hiện hợp đồng theo một điều kiện nào đó.
“USD220/MT FOB Saigon port, Incoterms 2000. The price will be changed if on the delivery, market price varies more than 10%”
Giá di động (sliding scale price): là giá mà hai bên chỉ cố định một phần trong cơ cấu giá, phần còn lại sẽ thay đổi tuỳ thuộc vào tình hình thị trường.
Cách chào giá này thường dùng trong trường hợp người mua muốn mua giá CFR, cho lô hàng chia thành nhiều lần giao. Lúc này, để an toàn, người bán chỉ giữ cố định mức giá FOB, còn phần tiền cước sẽ thoả thuận theo từng đợt giao hàng, vì cước biến động liên tục.
Điều khoản: Packaging and Marking = Bao bì và ký mã hiệu
Nội dung cần thoả thuận trong hợp đồng:
Số lượng bao bì. Số lượng bao dự phòng?
Người bán hay người mua cung cấp bao bì?
Nếu người mua cung cấp bao bì, thời hạn gửi bao bì cho người bán? Chế tài người mua nếu gửi chậm bao bì ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng.
Nếu người bán làm bao bì theo yêu cầu của người mua, bao giờ người mua gửi thông tin (thiết kế, chất liệu, số lượng, chỉ định nhà cung cấp - nếu có…) cho người bán làm? Bao giờ người bán gửi mẫu bao bì cho người mua duyệt? Bao giờ người mua duyệt mẫu? Ràng buộc trách nhiệm nếu xác nhận trễ.
Nội dung của thiết kế bao bì? học xuất nhập khẩu tại tphcm
Nội dung của shipping mark (nếu có)
Hướng dẫn đóng gói nếu cần
Ví dụ:
Quantity of bags: 1,000 bags with 2% of empty bags as a supplement.
The Seller will develop the bags by using local bag suppliers with the confirmation from the Buyer for final/approved bags based on the fact that the Seller sends the bag sample to
the Buyer within 15 days prior to ETD date. In case the Seller fails to execute his obligation, then he must take all risk and cost arising from or related to such failure.
Regarding to the artwork/marka/marking/maquette/design of the bags, the Buyer shall sent the content to the Seller within 25 days prior to ETD date. In case the Buyer fails to execute his obligation, then he must take all risk and cost arising from or related to such failure. The Buyer shall take all resposibility (risks and costs) on the content of artwork. In case of any legal action from 3rd parties realted to such content.
On the surface of cartons and pallets, the Seller shall mention the information as follows: Name of goods:
Contract No. or Inv No or Lot No.: Name of customer:
Net weight – Gross Weight Origin:
Production date:
Packing Instruction:
The cargo shall be packed into PP bags of 25kilos/bag with PE inner liner and well sewed at both heads with good red thread.
Điều khoản: Giao hàng
Trong điều khoản này, hai bên cần thoả thuận các nội dung sau:
Thời gian giao hàng (Kết hợp với việc ràng buộc thanh toán)
Địa điểm giao hàng
Phương thức giao hàng:
Giao hàng từng phần hay một lần
Giao hàng chuyển tải hay đi thẳng
Giao hàng đầy cont hay lẻ cont
Thông báo giữa hai bên trong lúc giao hàng:
Thời gian giao hàng:
Thông thường người mua muốn quy định thời gian chính xác để chủ động việc nhận hàng còn người bán muốn thời gian giao được ghi theo kiểu mở, không chính xác theo ngày.
Hai bên có thể ghi:
On 16th May 2018
In May 2018
At the beginning/middle/end of May 2018
In the first/second week of May 2018…
Tuy nhiên, người bán không nên chấp nhận giao theo ngày chính xác: on 16th May 2018. Vì rất nhiều rủi ro xảy ra do:
Khả năng chuẩn bị hàng của người bán có thể không kịp ngày giao hàng đã cam kết
Người bán tự tin làm hàng đúng ngày giao nhưng phải phụ thuộc vào tàu và lịch tàu. Nếu tàu delay thì khả năng người bán không đáp ứng được yêu cầu ngày giao hàng rất cao.
Một lý do nữa là, trong trường hợp thanh toán bằng L/C, nếu người bán không đáp ứng được ngày giao hàng chính xác (do chủ quan hay khách quan như nêu trên), dẫn tới thông tin ngày giao hàng trên chứng từ thể hiện bị sai so với yêu cầu của hợp đồng, ngân hàng sẽ charge phí bất hợp lệ chứng từ hoặc tệ hơn là ngân hàng từ chối thanh toán.
Người mua có hai cách yêu cầu ngày giao hàng, là giao theo ETD hay giao theo ETA.
ETD: Estimated time of Departure = Ngày giao hàng dự kiến = Ngày giao hàng quy định
ETA: Estimated time of Arrival = Ngày hàng đến dự kiến = Ngày hàng đến quy định. Người bán không nên chấp nhận yêu cầu giao hàng theo ETA, vì việc vận chuyển có nhiều yếu tố khách quan và do bên vận chuyển tiến hành. Ngay từ lúc ký hợp đồng, người bán nên tìm hiểu kỹ nhu cầu của người mua. Nếu người mua nhất quyết muốn người bán giao hàng theo ETA thì hai bên phải cân nhắc sử dụng hãng tàu và lịch trình cho phù hợp.
Địa điểm giao hàng:
Giao từ cảng đi tới cảng đích, chỉ cần ghi hai mục:
Tên cảng đi = POL = Port of loading = Port of Charging
Tên cảng đến = POD = Port of Discharging = Port of Unloading
Đôi khi cần ghi cụ thể (nếu dùng EXW hay DDP):
Nơi nhận hàng để chở = Pick-up place
Tên cảng đi = POL = Port of loading = Port of Charging
Tên cảng đến = POD = Port of Discharging = Port of Unloading
Điểm đến cuối cùng = Final Destincation
Phương thức giao hàng:
Chuyển tải: Ghi “Cho phép” /hay “Không cho phép”
Việc chuyển tải hay không thường phụ thuộc vào yêu cầu của người mua: giá cước, thời gian vận chuyển; hay phụ thuộc vào tuyến đường, tập quán vận chuyển.
Giao hàng từng phần: Ghi “Cho phép” /hay “Không cho phép”
Trong trường hợp cho phép giao hàng từng phần thì hai bên nên thoả thuận rõ:
Lịch giao hàng số lượng giao hàng từng lần cụ thể;
Chế tài/Phạm khi vi phạm lịch giao hàng cho cả hai bên
Giao hàng đầy cont hay không đầy cont:
Ghi “FCL/FCL” hay “LCL/LCL”
Thông báo giữa hai bên trong lúc giao hàng:
Bao giờ người bán gửi booking cho người mua/hoặc ngược lại? học logistics ở đâu tốt
Bao giờ người mua phải gửi S/I cho người bán?
Sau tàu chạy, người bán phải báo cho người mua biết?
Hàng đến, người mua nhận được hàng sẽ báo cho người bán biết về tình trạng hàng?
Ví dụ:
Time of delivery:
Delivery shall be made in May 2017 after the payment for 100% of contract value is effected and the evidence of such payment is sent to the Seller within 03 working days prior to ETD date.
Place of delivery:
Pick-up place: Seller’s warehouse POL: HCMC Port, VN
POD: Hong Kong Port, HK Final Destination: Macau, CN.
Transhipment (Transshipment): Not Allowed
Partial shipment: Allowed. The shipment schedule shall be as follows:
In May: 02FCLs = 50MTs
In June: 02FCLs = 50MTs
In July: 02FCLs = 50MTs.
The both parties must execute this obligation strictly. In case the Buyer and the Seller fails to do this, each party shall take all responsibily related to risks and costs caused to the other side.
Communication/Notice between two parties during delivery.
The Seller shall send the Buyer the Booking Note within 07days prior to ETD date/after contract date.
The Buyer shall give S/I (Shipping Instruction) to the Seller within 02 days at least before ETD date.
Within 02 days after B/L date, the Seller shall inform the Buyer details of shipment.
Within 07 worrking days after Notice of Arrival date, the Buyer shall give all their ideas or complaints to the Seller in written, otherwise, any claimation from Buyer on quanlity or quantity is out of validity.
Bạn có thể tải về mẫu hợp đồng ngoại thương đúng chuẩn châu Âu TẠI ĐÂY.
Mong rằng những chia sẻ về hợp đồng ngoại thương trong bài viết này đã giúp ích cho bạn khi làm nghề xuất nhập khẩu.
Nguồn tổng hợp: https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn/
Bài viết có sự cố vấn, phân tích về việc ứng dụng trong thực tiễn của Giảng viên tại Xuất nhập khẩu Lê Ánh
Bạn muốn học xuất nhập khẩu và thực hành những phần nghiệp vụ xuất nhập khẩu cùng chuyên gia XNK, hãy tham gia Khóa học nghiệp vụ xuất nhập khẩu thực tế tại Hà Nội và tphcm tại Lê Ánh để bổ sung kiến thức, trải nghiệm thực tế và hoàn thiện kĩ năng.
Ngoài các khóa học xuất nhập khẩu Lê Ánh cũng chuyên tổ chức đào tạo các khóa Học kế toán tổng hợp thực hành. Các bạn có nhu cầu tham khảo liên hệ trực tiếp hotline 0904848855 hoặc tham khảo tại website: ketoanleanh.edu.vn để được tư vấn cụ thể.
Xuất nhập khẩu Lê Ánh - Đào tạo nghiệp vụ xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam
Xêm thêm các bài viết:
- Vận đơn có thể thay đổi (Switch B/L)
- Nội dung chi tiết của một Vận đơn (Bill of lading)
- Làm forwarder là làm gì?
- Master Bill, House Bill Là Gì?