Top Câu Hỏi Phỏng Vấn Nhân Viên Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu - Cách Trả Lời Ấn Tượng
Bộ Top câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu thường gặp kèm gợi ý trả lời ấn tượng dưới đây chính là “tài liệu gối đầu giường” cho bất kỳ ai đang có ý định ứng tuyển vào vị trí Sales Xuất nhập khẩu – một trong những vị trí năng động và quan trọng nhất trong chuỗi vận hành ngoại thương. Cùng Nghiệp vụ Xuất nhập khẩu khám phá chi tiết trong bài viết này để giúp bạn tự tin bước vào phòng phỏng vấn, chinh phục nhà tuyển dụng!
Mục lục
- 1. Câu hỏi tình huống thực tế khi phỏng vấn nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu
- 2. Nhóm câu hỏi về kiến thức chuyên môn khi phỏng vấn vị trí nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu
- 3. Nhóm câu hỏi về kỹ năng mềm và tư duy công việc cho vị trí nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu
- 4. Nhóm câu hỏi về mục tiêu và định hướng phát triển
1. Câu hỏi tình huống thực tế khi phỏng vấn nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu
Câu hỏi 1: Bạn đã từng tiếp cận khách hàng quốc tế qua kênh nào? Hãy chia sẻ một cách bạn đã áp dụng hiệu quả.
Gợi ý trả lời: đây là câu hỏi nhằm mục đích đánh giá khả năng tìm kiếm và mở rộng thị trường của ứng viên.
Trong quá trình tìm kiếm khách hàng quốc tế, tôi thường kết hợp nhiều kênh như Alibaba, LinkedIn, website B2B, các hội chợ ngành hàng, email marketing, và đôi khi là thông qua các diễn đàn thương mại quốc tế, website thương vụ nước ngoài. Kết hợp các kênh tìm kiếm khác nhau và tùy từng mặt hàng, thị trường tôi sẽ chọn ra các kênh tìm kiếm hiệu quả để triển khai.
Một lần, tôi đã chủ động tìm kiếm khách hàng qua LinkedIn, xây dựng hồ sơ cá nhân chuyên nghiệp, tiếp cận đúng người có vai trò ra quyết định trong công ty đối tác. Sau một chuỗi trao đổi bằng email cá nhân hóa, tôi đã chốt được đơn hàng đầu tiên từ thị trường UAE. Tôi thấy sự kiên nhẫn và tập trung định vị thương hiệu rõ ràng, chuyên nghiệp sẽ giúp xây dựng niềm tin từ đối tác rất lớn.

Câu hỏi 2: Khi khách hàng yêu cầu giảm giá sâu để chốt đơn, bạn sẽ thương lượng như thế nào để giữ lợi nhuận cho công ty?
Gợi ý trả lời: Tôi sẽ không từ chối ngay, mà tìm hiểu kỹ mục tiêu thực sự của khách hàng là gì, họ đang khảo giá hay họ muốn giảm chi phí sản phẩm, chi phí vận chuyển,...? Từ đó tôi sẽ thương lượng theo hướng giá trị sản phẩm, của sự hợp tác lâu dài 2 bên thay vì đơn thuần là hạ giá như họ mong muốn. Tùy trường hợp mà tôi sẽ đề xuất các chính sách để đảm bảo biên lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ vẫn ổn định, các chính sách áp dụng như:
Đề xuất tăng số lượng để áp dụng mức giá tốt hơn, có thể chiết khấu khi đạt số lượng đơn hàng nhất định.
Gợi ý lựa chọn điều kiện thanh toán hoặc Incoterms khác để tối ưu chi phí
Hoặc gộp thêm sản phẩm tặng cho khách để thấy lợi ích tổng thể.
Câu hỏi 3: Làm sao để bạn phân tích được một thị trường mới trước khi tiếp cận khách hàng tại đó?
Gợi ý trả lời: Thông thường trước khi tiếp cận một thị trường mới, tôi sẽ phải nghiên cứu, phân tích, thăm dò thị trường qua nhiều kênh phân tích khác nhau và qua phản hồi từ khách hàng cũ ở thị trường đó để lên phương án tiếp cận khách hàng, xác định sản phẩm phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của thị trường đó.
Các kênh phân tích tôi thường sử dụng như Trade Map, dữ liệu từ Hải quan, công cụ Google Trends, báo cáo ngành, hoặc thông tin từ bạn hàng, đối tác, khách hàng cũ tại thị trường đó để có cách nhìn nhận, phân tích chính xác về xu hướng tiêu dùng, yêu cầu chất lượng tại thị trường mới.
Câu hỏi 4. Bạn có theo dõi tiến độ đơn hàng sau khi ký hợp đồng không? Nếu có, bạn thường phối hợp với các bộ phận nào?
Gợi ý trả lời: Là nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu, tôi luôn theo theo sát tiến độ đơn hàng để có thể nắm bắt tình hình vận chuyển, kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh, giữa uy tín với khách hàng.
Tôi sẽ trực tiếp phối hợp với bộ phận chứng từ, để kiểm tra hợp đồng – invoice – packing list đúng thời gian và tiêu chuẩn. Liên hệ với bên forwarder, hoặc bộ phận vận chuyển logistics để theo sát tiến trình booking, vận chuyển, phối hợp với các phòng ban hoặc cơ quan hải quan để xử lý các vấn đề phát sinh xảy ra nếu có.
Kết nối với bộ phận kho & sản xuất để cập nhật tiến độ hàng hóa, bộ phận kế toán để kiểm tra tiến trình thanh toán đơn hàng. Đảm bảo quy trình diễn ra suôn sẻ. Khách hàng được cập nhật thông tin chính xác, thường xuyên sẽ tăng độ tin cậy, uy tín cho công ty.
Câu hỏi 5: Bạn làm gì khi khách hàng không phản hồi sau khi nhận được báo giá?
Đây là một tình huống sẽ rất hay gặp đối với nhân viên sale xuất khẩu, tôi sẽ không từ bỏ luôn mà sẽ chủ động gửi email tiếp trong vòng 2-3 ngày với thái độ thân thiện, cầu thị để gợi hỏi thông tin xem khách hàng đang cần thêm thông tin gì để ra quyết định. Cập nhật thêm những ưu đãi, thông tin mới về giá nếu có, để tiếp cận khách hàng dễ hơn.
>> Xem thêm: Khóa Học Sale Xuất Khẩu Chuyên Sâu - Nghệ Thuật Bán Hàng Quốc Tế
2. Nhóm câu hỏi về kiến thức chuyên môn khi phỏng vấn vị trí nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu
- Hãy mô tả quy trình xuất khẩu từ khi nhận đơn đến khi giao hàng.
- Các phương thức thanh toán quốc tế phổ biến hiện nay là gì? Ưu nhược điểm từng phương thức?
- Khi lập bộ chứng từ xuất khẩu cần những giấy tờ gì?
Với những câu hỏi trên bạn dựa vào kiến thức chuyên môn bạn đã học để trả lời cho phù hợp.
>> Xem thêm: Lộ Trình Học Sales Xuất Khẩu Chuyên Nghiệp Hiệu Quả
3. Nhóm câu hỏi về kỹ năng mềm và tư duy công việc cho vị trí nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu
- Theo bạn, yếu tố nào quan trọng nhất để thành công trong vai trò Sale xuất khẩu?
Gợi ý trả lời: Theo tôi, yếu tố quan trọng nhất là sự chủ động và kiên trì. Trong xuất khẩu, cần chủ động tìm kiếm khách hàng qua các kênh khác nhau, phải tìm hiểu các kênh tiếp cận khách hàng phù hợp với sản phẩm của mình và thị trường của mình đang hướng tới. Đồng thời phải biết cách xử lý tình huống linh hoạt, kiên trì theo sát từng cơ hội để chốt được đơn hàng trong môi trường cạnh tranh quốc tế.
- Bạn mô tả phong cách làm việc của mình trong việc xử lý nhiều đơn hàng cùng lúc.
Gợi ý trả lời: Tôi luôn làm việc theo phong cách khoa học và ưu tiên rõ ràng: luôn lập kế hoạch cụ thể, phân nhóm công việc theo deadline, theo dõi tiến độ đơn hàng bằng checklist cụ thể. Với các đơn hàng gấp, tôi sẽ ưu tiên trước, chủ động phối hợp chặt chẽ với bộ phận logistics, chứng từ để đảm bảo giao hàng đúng tiến độ. Và kiểm soát để thực hiện theo đúng kế hoạch, tiến độ đã đề ra.\

4. Nhóm câu hỏi về mục tiêu và định hướng phát triển
- Bạn kỳ vọng đạt được thành tựu gì trong công việc Sales xuất khẩu sau 1–2 năm làm việc tại công ty chúng tôi nếu trúng tuyển.
Gợi ý trả lời: Với những kiến thức và kinh nghiệm của mình, tôi hy vọng sẽ được góp sức cùng công ty nâng cao doanh số của phòng kinh doanh xuất nhập khẩu. Kỳ vọng sẽ xây dựng được tệp khách hàng quốc tế ổn định, hơn nữa sẽ tiếp tục mở rộng tệp khách hàng, đạt chỉ tiêu doanh số vững vàng và từng bước trở thành người quản lý nhóm kinh doanh thị trường quốc tế.
- Theo bạn, những kỹ năng nào cần tiếp tục trau dồi để phát triển lâu dài trong ngành xuất nhập khẩu?
Gợi ý trả lời: Theo tôi, kỹ năng đàm phán quốc tế, phân tích thị trường và khả năng ngoại ngữ luôn cần được trau dồi liên tục để thích ứng với sự thay đổi của thương mại toàn cầu. Đây là những kỹ năng thiết yếu và cần rèn luyện thường xuyên để có thể làm tốt và phát triển ở vị trí nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu.
>> Xem thêm: Sale Xuất Nhập Khẩu Là Gì? Kinh Nghiệm Sale Xuất Nhập Khẩu
Phỏng vấn vị trí Nhân viên Kinh doanh Xuất nhập khẩu không chỉ kiểm tra kiến thức chuyên môn, mà còn đánh giá khả năng xử lý tình huống thực tế, tư duy kinh doanh quốc tế và định hướng phát triển nghề nghiệp lâu dài của ứng viên. Hy vọng với top câu hỏi phỏng vấn vị trí nhân viên kinh doanh xuất khẩu kèm gợi ý trả lời ấn tượng ở trên của Nghiệp vụ Xuất nhập khẩu sẽ giúp bạn chuẩn bị kỹ các câu hỏi và tự tin trả lời, tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.
Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Địa chỉ đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức thành công các khóa học xuất nhập khẩu tại TPHCM & Hà Nội, khóa học logistics cơ bản - chuyên sâu, khóa học thanh toán quốc tế, khóa học khai báo hải quan điện tử chuyên sâu, Khóa học mua hàng quốc tế, khóa học sales xuất khẩu chuyên sâu, khóa học chứng nhận xuất xứ hàng hóa CO hay khóa học báo cáo quyết toán hải quan... và hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn học viên, mang đến cơ hội làm việc trong ngành logistics và xuất nhập khẩu đến với đông đảo học viên trên cả nước.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các khóa học xuất nhập khẩu online/ offline: 0904.84.8855
Ngoài các khóa học xuất nhập khẩu - logistics chất lượng thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán online - offline, khóa học hành chính nhân sự chuyên nghiệp chất lượng tốt nhất hiện nay.
Thực hiện bởi: XUẤT NHẬP KHẨU LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO XUẤT NHẬP KHẨU THỰC TẾ SỐ 1 VIỆT NAM