Phân Biệt Revocable L/C Và Irrevocable L/C Dễ Hiểu Nhất
Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, thư tín dụng (L/C) là phương thức thanh toán phổ biến và quan trọng, nhưng ít ai biết rằng L/C lại có nhiều loại khác nhau. Trong bài viết này, Nghiệp vụ Xuất Nhập Khẩu sẽ giúp bạn phân biệt dễ hiểu hai loại Revocable L/C và Irrevocable L/C, từ đó giúp bạn đưa ra quyết định chính xác và hiệu quả khi giao dịch quốc tế.
Mục lục
1. Revocable L/C và Irrevocable L/C là gì?
Revocable L/C hay L/C hủy ngang
Là loại L/C mà sau khi được mở thì người mua vẫn có thể sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ bất cứ lúc nào trong quá trình vận chuyển hàng hóa mà không cần thông báo trước cho người thụ hưởng (người bán).
Thư tín dụng hủy ngang (Revocable L/C) có tính linh hoạt trong việc thay đổi và hủy bỏ L/C. Cũng chính vì thế Revocable L/C ít được sử dụng vì mang tính rủi ro cao.

Irrevocable L/C hay L/C không hủy ngang
Là loại thư tín dụng có tính cam kết cao, sau khi được mở thì không thể thay đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ mà không có sự đồng ý của tất cả các bên.
Thư tín dụng không hủy ngang (Irrevocable L/C) giúp đảm bảo quyền lợi cho người thụ hưởng cao và tạo sự an tâm trong giao dịch. Do đó L/C không hủy ngang được sử dụng rộng rãi, phổ biến nhất trong các giao dịch thanh toán quốc tế hiện nay và cũng là loại L/C cơ bản nhất.
Nếu L/C không ghi là Revocable hay Irrevocable, thì nó mặc định là Irrevocable L/C.
>> Xem thêm:
L/C Không Thể Hủy Ngang (Irrevocable L/C) Là Gì?
Deferred L/C Là Gì? Khi Nào Nên Chọn Thư Tín Dụng Trả Chậm?
2. So sánh giữa Revocable L/C và Irrevocable L/C
Để thấy rõ sự khác biệt giữa 2 loại L/C trên, cùng phân tích qua bảng so sánh sau:

Tiêu chí |
Revocable L/C (L/C hủy ngang) |
Irrevocable L/C (L/C không hủy ngang) |
Tính linh hoạt |
Có thể thay đổi hoặc hủy bỏ bất kỳ lúc nào mà không cần sự đồng ý của người thụ hưởng. |
Không thể thay đổi hoặc hủy bỏ mà không có sự đồng ý của tất cả các bên. |
Cam kết và bảo vệ quyền lợi |
Ít cam kết, không bảo vệ người thụ hưởng nếu thay đổi điều khoản. |
Đảm bảo an toàn cho người thụ hưởng, bảo vệ quyền lợi của cả bên mua và bên bán. |
Rủi ro |
Rủi ro cao cho người bán vì L/C có thể bị thay đổi hoặc hủy bỏ bất kỳ lúc nào. |
Rủi ro thấp cho người bán vì các điều khoản không thể thay đổi. |
Sử dụng trong giao dịch |
Giao dịch nhỏ, tạm thời, hoặc có mối quan hệ lâu dài với đối tác đáng tin cậy. |
Thích hợp cho giao dịch lớn, quan trọng, hoặc khi làm việc với đối tác không quen biết. |
Mức độ phổ biến |
Rất ít được sử dụng vì tính rủi ro cao |
Được sử dụng phổ biến do đảm bảo an toàn cho bên bán và cả bên mua. |
Chi phí |
Thấp hơn |
Cao hơn, do có tính bảo mật và cam kết cao |
>> Tham khảo: Khóa học thanh toán quốc tế chuyên sâu
3. Ưu điểm và nhược điểm của mỗi loại L/C
Thư tín dụng có thể hủy ngang - Revocable L/C
Ưu điểm:
Có tính linh hoạt cao, dễ dàng thay đổi theo yêu cầu của người phát hành hoặc người mua. Điều này giúp người phát hành có thể thích nghi nhanh chóng với thay đổi trong tình hình tài chính hoặc các yêu cầu khác trong giao dịch.
Chi phí khi sử dụng Revocable L/C thấp hơn.
Nhược điểm: Tạo rủi ro cao cho người thụ hưởng vì có thể bị thay đổi hoặc hủy bỏ bất cứ lúc nào, người bán không thể chắc chắn về việc họ sẽ được nhận thanh toán đúng cam kết. Nếu người phát hành thay đổi hoặc hủy L/C sau khi hàng hóa đã được giao, người thụ hưởng có thể không nhận được thanh toán.
Giảm độ tin cậy với đối tác nhất là đối tác mới.
Thư tín dụng không thể hủy ngang - Irrevocable L/C
Lợi ích: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cả người bán, không thể thay đổi hoặc hủy bỏ L/C khi mà không có sự đồng ý của tất cả các bên. Điều này giúp người bán hoàn toàn yên tâm về việc thanh toán.
Mang lại sự tin cậy cao hơn trong giao dịch, đặc biệt là trong các giao dịch lớn và khi người mua và người bán không có mối quan hệ lâu dài.
Nhược điểm: Ít linh hoạt, khó thay đổi trong trường hợp cần điều chỉnh điều kiện hợp đồng. Nếu có một sự thay đổi cần thiết trong hợp đồng, các bên tham gia sẽ phải thỏa thuận lại hoặc mở một L/C mới, điều này có thể gây trì hoãn và tốn kém.
Chi phí sử dụng Irrevocable L/C cao hơn.
>> Xác nhận: Chuẩn bị bộ chứng từ vận tải theo phương thức thanh toán L/C
Trên đây Nghiệp vụ xuất nhập khẩu đã phân biệt rõ sự khác biệt giữa Revocable L/C và Irrevocable L/C một cách dễ hiểu nhất, giúp bạn hiểu đúng, đầy đủ về hai loại L/C này. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn lựa chọn loại L/C phù hợp với từng giao dịch xuất nhập khẩu của mình.
Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Địa chỉ đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức thành công các khóa học xuất nhập khẩu TPHCM và Hà Nội, khóa học logistics cơ bản - chuyên sâu, khóa học thanh toán quốc tế, khóa học khai báo hải quan chuyên sâu, Khóa học purchasing, khóa học sale xuất khẩu chuyên sâu hay khóa học báo cáo quyết toán hải quan... và hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn học viên, mang đến cơ hội làm việc trong ngành logistics và xuất nhập khẩu đến với đông đảo học viên trên cả nước.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các khóa học nghiệp vụ xuất nhập khẩu: 0966.199.878
Ngoài các khóa học xuất nhập khẩu - logistics chất lượng thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán online - offline, khóa học hành chính nhân sự chuyên nghiệp chất lượng tốt nhất hiện nay.
Thực hiện bởi: XUẤT NHẬP KHẨU LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO XUẤT NHẬP KHẨU THỰC TẾ SỐ 1 VIỆT NAM