Partial Shipment Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu Logistics?

Partial Shipment là gì? Đây là hình thức giao hàng một phần, khá phổ biến trong xuất nhập khẩu, logistics. Khi sử dụng hình thức Partial Shipment bạn cần phải nắm rõ Partial Shipment là gì, có những đặc điểm, lợi ích và lưu ý gì trong quá trình sử dụng hình thức giao hàng này. Nghiệp vụ xuất nhập khẩu sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về Partial Shipment qua bài viết dưới đây.

1. Partial Shipment là gì?

Partial Shipment là giao hàng từng phần, đây là thuật ngữ rất phổ biến trong hoạt động logistics. Partial Shipment là hình thức vận chuyển trong đó hàng hóa được chia nhỏ thành các phần để giao thành các đợt khác nhau thay vì đợi đến khi lô hàng hoàn thành toàn bộ và vận chuyển trong một lần.

Khi sử dụng hình thức giao hàng Partial Shipment này, nhà cung cấp hoặc đơn vị vận chuyển sẽ giao hàng theo từng phần, từng lô, phù hợp với các điều kiện thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng xuất nhập khẩu.

Partial Shipment Là Gì
Partial Shipment Là Gì

Ví dụ: Bên A ký kết với bên B một đơn hàng gồm 1000 kiện hàng, thay vì giao cùng lúc giao toàn bộ 1000 kiện hàng đó, nhà cung cấp A có thể giao trước 500 kiện ở đợt đầu, và giao 500 kiện còn lại cho bên B vào đợt giao thứ 2 sau đó để hoàn tất đơn hàng.

Phương thức giao hàng từng phần (Partial Shipment) thường được sử dụng cùng với hình thức thanh toán L/C (Letter of Credit). L/C là một cam kết từ ngân hàng phát hành, đảm bảo thanh toán đầy đủ số tiền cho người xuất khẩu nếu họ đáp ứng các điều kiện trong L/C.

Phương thức thanh toán này được ưa chuộng trong thương mại quốc tế, vì nó mang lại sự bảo đảm cho cả người bán và người mua, hạn chế rủi ro về tài chính và giao dịch. Trong L/C, các điều khoản về giao hàng từng phần thường được quy định rõ ràng và cần tuân thủ nghiêm ngặt, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc thanh toán theo L/C và tiến trình giao nhận hàng hóa.

Khi kiểm tra nội dung L/C, bạn sẽ bắt gặp một trong hai tình huống liên quan đến Partial Shipment như sau:

- Partial Shipment Allowed: Cho phép giao hàng thành từng phần, nhiều đợt

- Partial Shipment Not Allowed/Prohibited: Không cho phép giao hàng từng phần hoặc cấm giao hàng từng phần.

Partial Shipment áp dụng khi hàng hóa được chia thành nhiều phần và vận chuyển bằng các phương tiện khác nhau, dù điểm khởi hành hoặc điểm đến có thể là cùng một cảng.

>> Xem thêm: Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu

2. Phân biệt Partial Shipment và Full Shipment

Trong hoạt động xuất nhập khẩu, 2 bên có thể lựa chọn, đàm phán và quy định chi tiết các điều khoản về giao hàng toàn bộ hay từng phần phù hợp với lô hàng thực tế mà 2 bên ký kết.

* Partial Shipment hay giao hàng từng phần:

- Hàng hóa được chia nhỏ và giao thành nhiều đợt khác nhau để hoàn thành đơn hàng. Mỗi đợt giao hàng có thể đi trên các phương tiện vận chuyển khác nhau hoặc theo các lịch trình khác nhau.

- Partial Shipment thường áp dụng trong các trường hợp đặc biệt khi đơn hàng lớn, người mua cần nhận hàng gấp, cần giao hàng gấp sẽ giao trước một phần

+ Hoặc khi lô hàng quá lớn, phương tiện vận chuyển không đủ không gian vận chuyển cho toàn bộ lô hàng trong một lần sẽ cần một phương tiện vận chuyển khác để vận chuyển thêm.

+ Hoặc trong trường hợp điều kiện hợp đồng ngoại thương 2 bên đã thống nhất giao hàng từng phần.

* Full Shipment - giao hàng toàn bộ

Áp dụng khi toàn bộ hàng hóa được vận chuyển trong một lần duy nhất.

Phù hợp khi khách hàng có thể chờ nhận toàn bộ hàng hóa cùng lúc hoặc khi khối lượng hàng vừa đủ cho một chuyến vận tải.

Ví dụ: Một doanh nghiệp xuất khẩu nông sản cần giao 100 tấn gạo sang thị trường châu Âu. Do khách hàng cần gấp 30 tấn để kịp bán vào mùa cao điểm, 2 bên thống nhất sẽ giao hàng từng phần (Partial Shipment), nhà xuất khẩu gửi trước 30 tấn qua đường hàng không và phần còn lại 70 tấn sẽ được vận chuyển qua đường biển trong đợt sau.

>> Xem thêm: Học nghiệp vụ xuất nhập khẩu ở đâu tốt nhất hà nội tphcm

3. Những lưu ý khi thực hiện Partial Shipment - giao hàng từng phần

– Về điều khoản cho phép Partial Shipment trong hợp đồng ngoại thương.

Trong hợp đồng ngoại thương và trong L/C phải ghi rõ “Partial Shipment Allowed” là giao hàng từng phần được phép. Quy định chi tiết về số lần giao hàng tối đa và khối lượng hàng hóa cho mỗi đợt.

– Về thời gian giao hàng

Xác định rõ hình thức vận chuyển và thời gian giao nhận từng phần để tránh tranh chấp. Lưu ý: người bán không nên chấp nhận giao hàng vào một ngày chính xác, vì rất nhiều rủi ro vì việc giao hàng còn phụ thuộc vào tàu, lịch tàu, máy bay, nếu cam kết giao đùng vào một ngày nhất định khả năng bị delay, nộp phạt sẽ rất cao. Do đó 2 bên mua và bán thường chọn thời gian giao hàng là trong một khoảng thời gian nào đó để tránh rủi ro và phải sửa chứng từ nhiều lần.

Có điều khoản ghi rõ về thứ tự ưu tiên giao hàng: phần hàng nào được giao trước, phần nào giao sau, phù hợp với nhu cầu của bên mua.

Và có thông báo về quá trình giao hàng thường xuyên kịp thời đến các bên trong quá trình Partial Shipment về các mốc

Thời điểm gửi booking: Xác định khi nào người bán sẽ gửi thông tin booking cho người mua, hoặc ngược lại, để chuẩn bị lịch trình vận chuyển.

Thời điểm gửi Shipping Instruction (S/I): Người mua cần thỏa thuận rõ ràng về thời gian gửi S/I cho người bán để tránh làm chậm quá trình xuất hàng.

Thông báo sau khi tàu khởi hành: Người bán cần nhanh chóng thông báo cho người mua khi tàu đã rời cảng, kèm theo các thông tin cần thiết để người mua tiện theo dõi.

Báo cáo về tình trạng hàng hóa khi hàng đến: Sau khi nhận được hàng, người mua có trách nhiệm thông báo cho người bán về tình trạng của lô hàng, đảm bảo sự minh bạch và xử lý kịp thời nếu có sự cố xảy ra.

Việc thỏa thuận và tuân thủ các nội dung này giúp hạn chế rủi ro và tăng tính hiệu quả trong giao dịch xuất nhập khẩu.

Những lưu ý khi thực hiện Partial Shipment
Những lưu ý khi thực hiện Partial Shipment

- Quản lý chứng từ chặt chẽ

Cần Chuẩn bị bộ chứng từ riêng cho từng đợt giao hàng, đồng nhất các thông tin trên chứng từ khớp với điều khoản trong hợp đồng và L/C, tránh việc sai lệch làm quá trình vận chuyển hàng hóa bị vướng mắc trong quá trình thông quan, ảnh hưởng tới lịch trình giao hàng.

- Thông tin chi tiết về cảng đi cảng đến

Quá trình giao hàng cần ghi lại thông tin cụ thể về cảng xuất phát và cảng đến trong các mục POL (Port of Loading) và POD (Port of Discharge) khi vận chuyển bằng đường biển. Trong trường hợp hàng hóa được vận chuyển bằng đường hàng không, là Loading Airport (sân bay nơi hàng hóa được xếp lên máy bay) và Discharging Airport (sân bay nơi hàng hóa được dỡ xuống). Những thông tin này giúp đảm bảo tính minh bạch và rõ ràng trong quá trình vận chuyển.

>> Xem thêm: Khóa học Khai báo hải quan 

4. Vai trò của Partial Shipment trong xuất nhập khẩu

Partial Shipment (giao hàng từng phần) đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho cả người mua và người bán. Dưới đây là những vai trò nổi bật của Partial Shipment:

– Tăng tính linh hoạt trong vận chuyển

Partial Shipment cho phép các bên linh hoạt hơn trong việc giao nhận hàng hóa. Thay vì phải chờ hoàn tất toàn bộ lô hàng, người bán có thể gửi hàng theo từng phần nhỏ, đáp ứng nhanh chóng nhu cầu cấp thiết của người mua. Điều này đặc biệt hữu ích khi khách hàng cần hàng gấp hoặc khi có sự thay đổi bất ngờ về kế hoạch kinh doanh.

– Tiết kiệm thời gian

Hình thức giao hàng từng phần giúp hàng hóa được vận chuyển ngay khi có sẵn, thay vì đợi đến khi hoàn tất toàn bộ lô hàng. Điều này giảm thời gian chờ đợi, rút ngắn thời gian giao hàng và đảm bảo tiến độ kịp thời, đặc biệt trong những trường hợp khẩn cấp hoặc mùa cao điểm kinh doanh.

– Dễ dàng quản lý hàng hóa

Partial Shipment giúp người bán tập trung kiểm soát từng lô hàng riêng biệt, từ đóng gói đến vận chuyển, nhằm đảm bảo an toàn và chất lượng. Việc chia nhỏ lô hàng cũng giúp giảm thiểu nguy cơ hư hỏng hoặc mất mát, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi và quản lý tiến độ giao hàng.

– Giảm thiểu rủi ro và chi phí

Partial Shipment giúp giảm nguy cơ phát sinh các chi phí không cần thiết trong quá trình lưu kho hoặc xử lý hàng hóa. Đối với người mua, việc nhận hàng theo từng đợt cho phép sử dụng hàng hóa ngay khi cần, tránh tình trạng hàng tồn kho lâu ngày hoặc tăng chi phí lưu trữ. Ngoài ra, việc vận chuyển từng phần cũng giúp giảm thiểu rủi ro nếu xảy ra sự cố trong quá trình giao nhận.

Partial Shipment không chỉ là giải pháp hiệu quả về thời gian và chi phí mà còn mang lại sự linh hoạt và an toàn trong quản lý hàng hóa. Đây là một công cụ quan trọng để tối ưu hóa chuỗi cung ứng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.

Hạn chế của Partial Shipment

  • Chi phí tăng cao: Partial Shipment sẽ phát sinh thêm chi phí vận chuyển, lưu kho, đóng gói, và xử lý chứng từ cho từng lô hàng.
  • Việc quản lý vận chuyển cũng phức tạp hơn, yêu cầu về theo dõi và kiểm soát từng đợt hàng, dễ gây nhầm lẫn và tăng khối lượng công việc cho người bán.
  • Nguy cơ chậm trễ: Một phần hàng hóa bị trì hoãn có thể ảnh hưởng đến toàn bộ kế hoạch kinh doanh.
  • Rủi ro hư hỏng, mất mát: Vận chuyển nhiều đợt làm tăng nguy cơ hư hỏng hoặc thất lạc hàng hóa.
  • Thủ tục hải quan phức tạp: khi áp dụng Partial Shipment mỗi lô hàng cần khai báo và xử lý riêng, dễ phát sinh lỗi hoặc chậm trễ.
  • Cần đối chiếu chứng từ cho từng đợt để tránh sai sót, ảnh hưởng đến quá trình thanh toán.

Trên đây Nghiệp vụ xuất nhập khẩu đã phân tích chi tiết về Partial Shipment, vai trò, đặc điểm và những lưu ý trong quá trình giao hàng từng phần trong xuất nhập khẩu. Hy vọng những thông tin trên đã giúp ích cho công việc của bạn.

Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Địa chỉ đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức thành công các khóa học xuất nhập khẩu tại TPHCM & Hà Nội, khóa học logistics cơ bản - chuyên sâu, khóa học thanh toán quốc tếkhóa học khai báo hải quan điện tử chuyên sâu, Khóa học purchasingkhóa học sales xuất khẩu chuyên sâu hay khóa học báo cáo quyết toán hải quan... và hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn học viên, mang đến cơ hội làm việc trong ngành logistics và xuất nhập khẩu đến với đông đảo học viên trên cả nước.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các khóa học xuất nhập khẩu onlineoffline0904.84.8855

Ngoài các khóa học xuất nhập khẩu - logistics chất lượng thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán tổng hợp online - offline, khóa học hành chính nhân sự chuyên nghiệp chất lượng tốt nhất hiện nay.

Thực hiện bởi: XUẤT NHẬP KHẨU LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO XUẤT NHẬP KHẨU THỰC TẾ SỐ 1 VIỆT NAM

Bình luận
Đánh giá của bạn
ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

Đăng ký khóa học ngay hôm nay để nhận được nhiều phần quà hấp dẫn

Hotline: 0966199878

Voucher khóa học xuất nhập khẩu - logistics cho người mới bắt đầu
Đăng ký
khoa-hoc-xuat-nhap-khau-tphcm 0904.848.855 - 0966.199.878
1 2 Tư vấn facebook