Hệ Thống Swift Trong Thanh Toán Quốc Tế

SWIFT (Society for Worldwide Interbank and Financial Telecommunication) là Hiệp hội viễn thông liên ngân hàng và tài chính quốc tế, được thành lập cách đây hơn 35 năm với 239 ngân hàng trên 15 nước tham gia.

Cho đến thời điểm này, SWIFT đã liên kết hơn 9.000 tổ chức tài chính trên 209 quốc gia và vùng lãnh thổ. 

>>>>> Xem thêm: Khóa học thanh toán quốc tế chuyên sâu

1.Hệ thống SWIFT là gì?

Hệ thống SWIFT là một hiệp hội mà thành viên là các ngân hàng và các tổ chức tài chính, mỗi ngân hàng tham gia là một cổ đông của SWIFT. SWIFT giúp các ngân hàng trên thế giới là thành viên của SWIFT chuyển tiền cho nhau hoặc trao đổi thông tin. Mỗi thành viên được cấp 1 mã giao dịch gọi là SWIFT code.

Các thành viên trao đổi thông tin/chuyển tiền cho nhau dưới dạng các SWIFT message, là các bức điện được chuẩn hóa dưới dạng các trường dữ liệu, ký hiệu để máy tính có thể nhận biết và tự động xử lý giao dịch. SWIFT cung cấp các dịch vụ truyền thông an ninh và phần mềm giao diện cho các ngân hàng và tổ chức tài chính. 

Do tính chất là điều khiển luồng tiền của cả thế giới nên tính bảo mật của SWIFT rất cao, hacker chưa bao giờ tấn công được vào hệ thống này.

2. Ưu điểm của hệ thống SWIFT

Đây là một mạng truyền thông chỉ sử dụng trong hệ thống ngân hàng và các tổ chức tài chính nên tính bảo mật cao và an toàn. 

Tốc độ truyền thông tin nhanh cho phép có thể xử lý được số lượng lớn giao dịch. 

Chi phí cho một điện giao dịch thấp so với Thư tín và Telex vốn là phương tiện truyền thông truyền thống. 

Sử dụng SWIFT sẽ tuân theo tiêu chuẩn thống nhất trên toàn thế giới. Đây là điểm chung của bất cứ ngân hàng nào tham gia SWIFT có thể hòa đồng vào với cộng đồng ngân hàng trên thế giới.

Tuy nhiên, SWIFT vẫn chưa giải quyết được vấn đề chuyển giao chứng từ và đáp ứng nhu cầu kết nối, chia sẻ mọi thông tin trong quá trình thực hiện giao dịch của tất cả các bên liên quan trong TTQT. SWIFT là một trong các phương tiện truyền tin TTQT chính nhưng không phải là phương tiện duy nhất mà vẫn phải sử dụng các phương tiện truyền tin khác. 

3. Địa chỉ SWIFT

Mỗi ngân hàng tham gia vào SWIFT đều được xác định bởi một địa chỉ BIC (Bank Identifier Code) cụ thể. Thông qua địa chỉ này, các ngân hàng có thể trao đổi nghiệp vụ TTQT và các dịch vụ khác do SWIFT cung cấp. Địa chỉ BIC có hai loại, loại 8 ký tự dùng cho các ngân hàng độc lập và loại 11 ký tự dùng cho các chi nhánh. Ngoài ra không có loại nào khác. 

Kết cấu của địa chỉ SWIFT gồm 2 loại:  

Loại 8 ký tự: 

AAAA

BB

CC

Ngân hàng

Quốc gia

Địa phương

Code

Code

Code

Loại 11 ký tự: Là địa chỉ SWIFT thường được dành cho các chi nhánh giống như loại 8 ký tự nhưng có thêm ba ký tự phía sau để phân biệt chi nhánh.

AAAA

BB

CC

DDD

Ngân hàng

Quốc gia

Địa phương

Chi nhánh

Code

Code

Code

Code

AAAA: Là ký tự viết tắt bằng tiếng Anh của tên ngân hàng. Đây là đặc điểm để nhận diện ngân hàng, phân biệt các ngân hàng và tổ chức tài chính với nhau. Ở vị trí 4 ký tự đầu tiên AAAA này chỉ cho phép dùng ký tự là chữ từ A đến Z, không cho phép sử dụng số ở đây. Nếu sử dụng số ở đây thì sẽ không phù hợp chuẩn. 

BB: Là ký tự viết tắt tiếng Anh của quốc gia của ngân hàng dùng. Hai ký tự BB này được sử dụng theo chuẩn ISO 3166-1 alpha-2. Đối với các ngân hàng Việt Nam thì 2 ký tự này luôn luôn là VN. Do đó khi nhìn vào mã Swift Code mà thấy vị trí thứ 5,6 có chữ VN thì nghĩa là ngân hàng đó ở Việt Nam. 

CC: Là mã nhận diện địa phương. Ở 2 ký tự này được phép sử dụng cả số lẫn chữ. Mã CC quy định thường là VX. 

DDD: Là mã nhận diện ngân hàng, chi nhánh ngân hàng tham gia. Ở 3 ký tự này cho phép sử dụng cả số lẫn chữ. Tuy vậy ở Việt Nam thì khách hàng không cần quan tâm đến 3 ký tự này. 

Ví dụ: Ngân hàng BIDV chi nhánh Cầu Giấy, Hà Nội có mã là BIDVVNVX215:  BIDVVNVX215Ngân hàng BIDVViệt NamHà NộiCầu Giấy

 

BIDV

VN

VX

215

Ngân hàng BIDV

Việt Nam

Hà Nội

Cầu Giấy

 

4. Mẫu điện SWIFT

a. Cách phân chia

Tất cả các mẫu điện được phân chia thành 9 nhóm điện, mỗi nhóm điện được sử dụng cho một phương thức TTQT hoặc một loại giao dịch ngân hàng quốc tế:

Nhóm 1: Sử dụng cho chuyển tiền phục vụ khách hàng.

Nhóm 2: Sử dụng cho chuyển tiền cho các tổ chức tài chính.

Nhóm 3: Sử dụng cho mua bán ngoại tệ.

Nhóm 4: Sử dụng trong phương pháp nhờ thu.

Nhóm 5: Sử dụng cho các giao dịch về chứng khoán.

Nhóm 6: Sử dụng cho các giao dịch về quản lý kinh doanh vốn và ngoại tệ.

Nhóm 7: Sử dụng cho Thư tín dụng và Bảo lãnh.

Nhóm 8: Sử dụng cho Séc du lịch.

Nhóm 9: Sử dụng cho điện tự do và trao đổi Test key. 

b. Cấu trúc

Mỗi một bức điện SWIFT gồm 3 phần:

Phần đầu điện: Phần này bao gồm các thông tin: Loại điện giao dịch; Ngân hàng gửi và ngân hàng nhận điện; Giờ gửi và giờ nhận điện; Xác nhận tình trạng điện; Tham chiếu điện gửi và điện nhận.

Phần nội dung điện (Text): đây là phần chứa đựng nội dung giao dịch, bao gồm các trường với các khuôn định dạng và các tiêu chuẩn được quy định bởi tổ chức SWIFT.

Phần kiểm tra khóa SWIFT: phần này chỉ ra kết quả kiểm tra mã SWIFT tại Sở giao dịch và ngân hàng đại lý.

Các loại điện giao dịch:

+  Điện ACK: Là điện giao dịch TTQT được hệ thống SWIFT xác nhận đã được gửi đi.

+ Điện NAK: Là điện giao dịch TTQT bị hệ thống SWIFT trả lại do điện có lỗi cần phải sửa và gửi lại. 

+ Điện UAK: Là điện giao dịch TTQT do ngân hàng đại lý gửi tới cho TT TTQT qua mạng SWIFT. 

5. Ví dụ về quy trình chuyển tiền thông qua việc sử dụng điện SWIFT

Khách hàng có nhu cầu muốn chuyển tiền cho người thân bên nước ngoài, sau khi yêu cầu khách hàng cung cấp các giấy tờ đi kèm cần thiết thì chuyên viên sẽ đưa khách hàng form yêu cầu chuyển tiền cho khách hàng điền vào, sau đó thì sẽ soạn 1 điện MT103, in ra, đem bản in cùng bộ hồ sơ khách hàng nộp chuyển cho trưởng phòng, trình lãnh đạo xét duyệt rồi đẩy điện về phòng SWIFT, phòng SWIFT sẽ đẩy tiếp điện đi, trong thời gian ngắn sẽ nhận lại được 1 điện ACK (đã được xác thực) hoặc hoặc điện NAK (chưa được xác thực).

Nếu điện được xác thực thì sẽ được ký bởi chuyên viên, kiểm soát và lãnh đạo. Phía ngân hàng bên kia sau đó sẽ nhận được thông báo nhận tiền, người hưởng lợi lúc này sẽ ra ngân hàng và xuất trình giấy tờ cần thiết để nhận tiền. 

6. Hiện trạng sử dụng hệ thống SWIFT tại Việt Nam

Trong hoạt động TTQT của các ngân hàng thương mại, các phương tiện truyền tin chủ yếu được sử dụng gồm: Thư tín, telex và SWIFT. Thư tín là phương tiện truyền tin từ khi mới hình thành nghiệp vụ TTQT.

Ở Việt Nam, một số ngân hàng vẫn sử dụng phương tiện này trong những trường hợp đặc biệt như: không sử dụng Telex hoặc chưa được phép tham gia hệ thống SWIFT. Telex là phương tiện công cộng nên bản thân nó không an toàn; chưa có một chuẩn chung cho các giao dịch TTQT.

Hiện nay các ngân hàng ít sử dụng Telex trong TTQT mà chỉ sử dụng như 1 phương tiện thay thế trong trường hợp trục trặc về đường truyền cáp quang. Trong khi đó, truyền thông tin qua SWIFT rất hiệu quả; hầu như khắc phục được những nhược điểm của hai phương tiện truyền thông trên. Đây là phương tiện đang được sử dụng phổ biến trên thế giới và Việt Nam.

Trên đây là Hệ Thống Swift Trong Thanh Toán Quốc Tế, hy vọng thông tin trên đây sẽ hữu ích tới bạn.

Bạn muốn học nghiệp vụ xuất nhập khẩu và thực hành những phần Khóa học khai báo hải quan cùng chuyên gia XNK, hãy tham gia khóa học nghiệp vụ xuất nhập khẩu thực tế tại Xuất nhập khẩu Lê Ánh để bổ sung kiến thức, trải nghiệm thực tế và hoàn thiện kĩ năng. 

Chúng tôi cũng luôn sẵn sàng giải đáp những băn khoăn về nghiệp vụ, về lộ trình học xuất nhập khẩu phù hợp với trình độ của bạn.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các khóa học xuất nhập khẩu: 0904848855/0966199878

>>>>>> Xem thêm:

Local charges là gì? Local charges gồm những phí gì?

Phương thức thanh toán T/T

Một số lưu ý khi nhận được L/C

Nguyên nhân dẫn đến chứng từ thanh toán LC có sai sót

Trường hợp chứng từ vấp phải bất hợp lệ, người Xuất khẩu cần làm gì để Ngân hàng Mở LC thanh toán tiền

 

 

Bình luận
Đánh giá của bạn
ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

Đăng ký khóa học ngay hôm nay để nhận được nhiều phần quà hấp dẫn

Hotline: 0966199878

Đăng ký
khoa-hoc-xuat-nhap-khau-tphcm 0904.848.855 - 0966.199.878