ERP Là Gì? Phần Mềm ERP Là Gì? Các Phần Mềm ERP Hiện Nay

Hiện nay rất nhiều doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp về Logistics đang ứng dụng ERP trong quá trình kinh doanh sản xuất. Tuy nhiên việc ứng dụng ERP của nhiều doanh nghiệp còn đang gặp khó khăn trong khâu vận dụng vào thực tế.

Vì vậy thông qua bài viết này Nghiệp Vụ Xuất Nhập Khẩu sẽ chia sẻ chi tiết về ERP là gì? Phần mềm ERP là gì? Các phần mềm ERP hiện nay” để doanh nghiệp mạnh dạn hơn và khắc phục được những hạn chế trong việc ứng dụng vào quản trị doanh nghiệp.

1. ERP là gì? ERP là viết tắt của từ gì?

ERP (được viết tắt từ Enterprise Resource Planning) nghĩa là hoạch định nguồn lực của doanh nghiệp.

Có thể hiểu một cách đơn giản thì phần mềm ERP là một mô hình công nghệ all-in-one, trong một gói phần mềm duy nhất có tích hợp nhiều ứng dụng khác nhau thành các module, giúp các hoạt động liên quan tới tài nguyên của doanh nghiệp được tự động hoá từ A - Z.

Phần mềm ERP được tạo ra nhằm mục đích là tạo ra một hệ thống dữ liệu tự động hợp nhất và xuyên suốt qua các phòng ban và khâu hoạt động như quản lý sản xuất, quản lý mua hàng, quản lý nhân sự,...

»»» Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Online - Tương Tác Trực Tiếp Cùng Chuyên Gia XNK Trên 15 Năm Kinh Nghiệm

2. Đặc điểm của ERP là gì?

ERP là gì

Đặc điểm nổi bật của ERP là một hệ thống phần mềm có thể mở rộng và phát triển theo từng loại hình doanh nghiệp và theo thời gian mà không gây ảnh hưởng đến cấu trúc của chương trình.

Đặc điểm hoạt động của ERP là nó sẽ loại bỏ các hệ thống máy tính riêng lẻ ở các bộ phận trong một doanh nghiệp: Tài chính, Kinh Doanh, Nhân sự, Kho, Sản xuất, …

3. Lợi ích của ERP là gì?

  • Phần mềm ERP giúp quản lý dễ dàng và hiệu quả nguồn nhân lực.
  • Phần mềm ERP giúp tiết kiệm chi phí quản lý và gia tăng lượng khách hàng
  • Phần mềm ERP giúp tăng doanh thu và lợi nhuận

Lợi ích của ERP là gì

Xem thêm: SAP là gì? Phần Mềm SAP được ứng dụng như thế nào?

4. Vai trò của ERP đối với doanh nghiệp

Quản trị kế toán – tài chính

Sử dụng hệ thống ERP thì các dữ liệu đều được lưu trữ ở một nơi với cùng một phiên bản sử dụng xuyên suốt cho tất cả phòng ban, bộ phận và chi nhánh. Do đó khi xảy ra bất cứ sự thay đổi nào thì mọi thông tin khác liên quan cũng sẽ tự động hiển thị và tính toán lại sao cho trùng khớp nhờ đó mà giúp tránh được những sai sót.

Người chủ có thể kiểm tra báo cáo, số liệu bất cứ lúc nào mà không phải chờ đến cuối tháng mới tổng kết để có thể theo dõi để bám sát tình hình tài chính của công ty mình và kịp thời có những hướng giải quyết phù hợp.

Quản trị tối ưu nguồn nhân lực

Với phần mềm ERP, công ty có thể quản lý hết mọi khối lượng công việc, khung giờ làm việc của từng nhân sự một cách dễ dàng và có sự điều chỉnh hợp lý.

Nâng cao hiệu suất làm việc

Hệ thống ERP đóng vai trò như một công cụ tự động hóa tất cả các quy trình từ quản lý đầu vào đầu ra, các quy trình sản xuất, đóng gói và một số công đoạn khác.Nhờ đó mà doanh nghiệp có thể tiết kiệm tối đa quỹ thời gian, giảm thiểu được chi phí, thúc đẩy tăng năng suất lao động và giảm số lượng nhân sự không cần thiết.

Quản lý hàng tồn kho

Những phần mềm ERP sẽ giúp việc quản lý hàng tồn kho một cách hiệu quả và tối ưu nhất. Hệ thống này kiểm soát số lượng hàng hóa còn nằm trong kho là bao nhiêu, còn nhiều hay ít, còn đủ để phục vụ sản xuất kinh doanh hay không.

Dựa trên cơ sở đó chủ doanh nghiệp có thể nắm rõ tình hình và điều chỉnh lại số lượng hàng nhập và sử dụng sao cho phù hợp để tránh sự thất thoát gây lãng phí.

Quản lý thông tin khách hàng

ERP giúp doanh nghiệp lưu trữ đầy đủ các thông tin của khách hàng từ tên tuổi, địa chỉ, phương thức liên lạc, những vấn đề đang gặp phải, khiếu nại,…từ đó có thể chăm sóc và phục vụ khách hàng tốt nhất.

Liên lạc thuận tiện

ERP giúp cho quá trình liên lạc diễn ra một cách dễ dàng hơn giữa các phòng ban, bộ phận, chi nhánh. Đặc biệt là sẽ giúp giảm thiểu sự xung đột quyền lợi giữa các bộ phận trong công ty.

5. Các thành phần trong ERP

Quản lý nhân sự

Ở hệ thống ERP các module quản lý sẽ hỗ trợ xử lý các nhiệm vụ như: Tuyển dụng, hợp đồng, đào tạo, bảo hiểm,lương cho nhân viên….

Hệ thống ERP sẽ giúp cho việc gửi bảng lương và phát lương đã trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, không còn tốn thời gian và thiếu hiệu quả như các phương pháp thủ công trước kia nữa. Các khoản thanh toán sẽ được bộ phận nhân sự tự động hóa, nhờ đó mà tiết kiệm được thời gian nhưng vẫn đảm bảo công việc được hiệu quả.

Quản lý quan hệ khách hàng

Đây là hoạt động giúp cho mối quan hệ với khách hàng trở nên tốt đẹp hơn để mang lại những lợi ích cho doanh nghiệp. Module quản lý khách hàng sẽ lưu trữ và theo dõi những thông tin liên quan đến khách hàng để làm tiền đề tạo được những chiến lược trong kinh doanh và bán hàng.

Hệ thống báo cáo quản trị thông minh

Hay còn được gọi là BI (Business intelligence) là một tiêu chuẩn mà hệ thống ERP bắt buộc phải.

Đây là một hệ thống báo cáo quản trị tích hợp với công nghệ hiện đại để kiểm soát một khối lượng dữ liệu khổng lồ. Khai thác dữ liệu, tạo ra nguồn thông tin mới phục vụ cho các nhà quản lý đưa ra được nhiều ý tưởng sáng tạo trong kinh doanh.

Quản lý chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng là một phần trong hệ thống ERP giúp duy trì được khả năng cạnh tranh trong kinh doanh.

SCM trong hệ thống góp phần thúc đẩy lợi nhuận. Đo lường các yếu tố kinh doanh, các mặt hàng được mua nhiều, những loại hàng hóa đi kèm, những nhóm hàng được khách hàng quan tâm,… từ đó tối ưu hóa vị trí trưng bày cho sản phẩm.

Quản lý hàng tồn kho

Được kết hợp với CRM, SCM để có thể dễ dàng quản lý đơn hàng và duy trì trạng thái kho ở mức tối thiểu.

Quản lý hàng tồn kho là một vấn đề cần lưu ý đối với doanh nghiệp. Lượng tồn kho ảnh hưởng đến sản xuất, doanh thu của doanh nghiệp và chiếm vị trí trong kho. Chính vì thế mà cần phải luôn đảm bảo được việc cân đối giữa các khâu nhập hàng – dự trữ – sản xuất – tiêu thụ hàng hóa có mặt trên thị trường.

Quản lý tài chính

Module quản lý tài chính là một bộ phận của hệ thống ERP giúp doanh nghiệp phân tích và theo dõi các dữ liệu có liên quan đến dòng tài chính. Quản lý các khoản như: Khoản thu, khoản trả, chi phí, doanh thu,…

6. Phần mềm ERP là gì? Các phần mềm ERP hiện nay

- Amis – MISA: Phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn. Có chức năng báo cáo tự động tức thời giúp cho người điều hành có thể tiện quan sát hơn và đưa ra đánh giá kịp thời.Ưu điểm vượt trội của phần mềm này là:

  • Liên kết được dữ liệu ở các phòng ban khác với nhau: Nhân sự, kế toán, bán hàng, mua hàng,…
  • Có thể xem báo cáo trực tiếp tại mọi thời điểm trên các thiết bị di động.

- ERP Oracle: Đây là phần mềm được sử dụng trên nền tảng điện toán đám mây. Quản lý các hoạt động nhân lực, phân phối, tiêu dùng và sản xuất. Có thể thực hiện được những quản lý đa chức năng như: quản lý tài chính, quản lý nhân lực, lập kế hoạch chuỗi cung ứng, quản lý dòng đời và kinh doanh,… Phù hợp cho mọi mô hình doanh nghiệp.

- Apache OFbiz: Phù hợp cho các doanh nghiệp có thể giải quyết được nhiều bài toán quản lý khó khăn như: Quản lý tài chính, lập kế hoạch, quản lý chuỗi cung ứng, thương mại điện tử,quản lý quan hệ khách hàng CRM

- Open ERP: Đây là phần mềm được xây dựng trên mã nguồn mở với nhiều tính năng như: quản lý nguồn nhân lực; quản lý bán hàng và địa điểm bán hàng; quản lý kho hàng; quản lý kế toán, quản lý dự án, quản lý khách hàng; …

- ERP5: là phần mềm mạnh mẽ với nhiều tính năng hiệu quả và bạn có thể trải nghiệm miễn phí trải nghiệm hoàn toàn miễn phí. Một số ưu điểm của phần mềm này là: quản lý tài chính, quản lý sản xuất, quản lý chăm sóc khách hàng, thiết kế sản phẩm, …

7. Các hạn chế của của hệ thống tích hợp ERP

  • Chi phí triển khai cao
  • Mất nhiều thời gian và công sức để triển khai ERP
  • Yêu cầu nhân viên phải được đào tạo cao
  • Cần có thời gian để thu lại lợi từ ERP

8. Các doanh nghiệp ứng dụng ERP thành công

Những dẫn chứng nổi bật cho các công ty gặt hái thành công khi ứng dụng ERP gồm có Giấy Hồ Chí Minh, Belluni, BAYA, Vietinbank, Novaland, Vingroup,…

Xem thêm: 

Trên đây là toàn bộ những thông tin về phần mềm ERP. Hy vọng thông qua bài viết này Nghiệp Vụ Xuất Nhập Khẩu đã giúp các doanh nghiệp có thêm tự tin để áp dụng ERP vào quản lý doanh nghiệp của mình để quá trình quản lý được dễ dàng và hiệu quả nhất.

Xuất nhập khẩu Lê Ánh là đơn vị đi đầu trong đào tạo Khóa học xuất nhập khẩu ở Hà Nội, khóa học xuất nhập khẩu TPHCM & Khóa học xuất nhập khẩu online, bạn có thể tham khảo chi tiết khóa học tại:

  • https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn/
  • Hotline: 0904848855/0966199878

Ngoài các khóa học xuất nhập khẩu - logistics chất lượng thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán online - offline, khóa học hành chính nhân sự chuyên nghiệp chất lượng tốt nhất hiện nay.

Bình luận
Đánh giá của bạn
ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

Đăng ký khóa học ngay hôm nay để nhận được nhiều phần quà hấp dẫn

Hotline: 0966199878

Đăng ký
khoa-hoc-xuat-nhap-khau-tphcm 0904.848.855 - 0966.199.878
1 2 Tư vấn facebook