Để Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu Cần Làm Những Gì?

Những năm gần đây, Việt Nam ngày càng hợp tác sâu rộng với nền kinh tế thế giới, mở ra nhiều cơ hội cho ngành xuất nhập khẩu tại Việt Nam. Có rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp muốn tham gia vào kinh doanh xuất nhập khẩu nhưng chưa biết cần chuẩn bị những gì? Nghiệp vụ xuất nhập khẩu sẽ cung cấp lộ trình đầy đủ, hệ thống các bước công việc từ A -Z để người mới bắt đầu có thể triển khai hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thực tế cần làm những gì, hiệu quả qua bài viết sau đây.

Việt Nam đã ký kết tới 17 hiệp định thương mại tự do FTA và 2 hiệp định đang đàm phán, đem lại nhiều cơ hội cho ngành xuất nhập khẩu tại Việt Nam. Để kinh doanh trong ngành xuất nhập khẩu thì chúng ta cần hiểu đúng bản chất về chúng.

1. Kinh doanh xuất nhập khẩu là gì?

Kinh doanh xuất nhập khẩu là hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia khác nhau. Tạo dòng chảy lưu thông hàng hóa giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ.

Để thực hiện được hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, cá nhân, doanh nghiệp cần phân tích được thị trường, xác định được thị trường mục tiêu, sản phẩm tiềm năng để kinh doanh, lập kế hoạch kinh doanh, cho tới các bước ký kết hợp đồng và công tác thực hiện hợp đồng đó.

Các đối tượng có thể kinh doanh xuất nhập khẩu

- Doanh nghiệp sản xuất: có mặt hàng do chính mình sản xuất và muốn xuất khẩu đi các nước khác.

- Công ty thương mại: là bên trung gian có thể tham gia xuất khẩu hoặc nhập khẩu các mặt hàng mang lại lợi nhuận cao giữa các quốc gia khác nhau.

- Hộ kinh doanh / cá nhân startup: đây là những người có ý tưởng kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng tiềm năng, kinh doanh đơn lẻ.

- Doanh nghiệp có nền tảng nội địa muốn mở rộng thị trường: các doanh nghiệp đã có chỗ đứng vững chắc về sản phẩm, tệp khách hàng nhất định tại thị trường nội địa, muốn phát triển mở rộng ra thị trường nước ngoài.

Tất cả các đối tượng trên đều có thể tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu một cách hiệu quả và cần tìm hiểu chi tiết về lộ trình kinh doanh XNK một cách thực tế nhất, đầy đủ nhất.

 

2. Những điều kiện cơ bản để bắt đầu kinh doanh xuất nhập khẩu

2.1 Điều kiện pháp lý - Thành lập doanh nghiệp

Để thực hiện hoạt động kinh doanh XNK nhất định bạn phải thành lập doanh nghiệp có chức năng xuất nhập khẩu theo đúng quy định của nhà nước và pháp luật hiện hành.

Các loại hình doanh nghiệp hiện nay gồm:

+ Doanh nghiệp tư nhân

+ Công ty cổ phần (CTCP)

+ Công ty hợp danh

+ Công ty TNHH: 1 thành viên hoặc hai thành viên trở lên (tối đa 50 thành viên)

- Cần có tên doanh nghiệp rõ ràng: tên tiếng Việt, tên tiếng Anh, tên viết tắt (nếu có)

- Thông tin liên lạc rõ ràng: trụ sở chính, số điện thoại, email

- Vốn điều lệ, mã số thuế, đăng ký tài khoản ngân hàng ngoại tệ

- Con dấu, hồ sơ pháp lý đầy đủ

- Thông tin chủ sở hữu, người đại diện pháp luật

- Đăng ký chữ ký số để nộp thuế, thực hiện các giao dịch điện tử và chữ ký số để KHAI BÁO THỦ TỤC HẢI QUAN

- Đăng ký tên miền, thương hiệu công ty...

2.2 Điều kiện thực thi kinh doanh xuất nhập khẩu

Có sản phẩm tiềm năng (sản xuất hoặc phân phối) hoặc bạn có ý tưởng startup kinh doanh xuất nhập khẩu.

Có thị trường mục tiêu: nếu bạn đã xác định được thị trường mục tiêu có thể bắt tay vào kinh doanh XNK. Nếu bạn mới có ý tưởng, có thể sử dụng các công cụ phân tích về thị trường tiềm năng, công cụ nghiên cứu thị trường để tìm ra thị trường mục tiêu, tìm kiếm đối tác, trả lời cho câu hỏi, kinh doanh xuất nhập khẩu ở thị trường nào? sản phẩm gì? đối tượng khách hàng là ai?

Hiểu và chuẩn bị hệ thống nhân lực, vật lực để vận hành, quy trình thủ tục logistics, chứng từ xuất nhập khẩu, quy trình thanh toán quốc tế.

>> Xem thêm: Học Startup Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu - Nên Bắt Đầu Từ Đâu?

3. Các bước cần làm để bắt đầu kinh doanh xuất nhập khẩu

3.1. Nghiên cứu sản phẩm và thị trường

Điều đầu tiên bạn cần phải hoạch định được là sẽ kinh doanh xuất nhập khẩu trong lĩnh vực nào? Bán hàng sản phẩm gì? Xuất khẩu vào thị trường nào? Hay nhập khẩu từ thị trường nào?...

Thu thập tất cả dữ liệu liên quan đến ngành nghề kinh doanh qua các kênh phân tích:

Phân tích thị trường quốc tế qua các công cụ như (Google Trend, Trade Map, B2B website như Alibaba, Global Source...) hoặc qua các website, hội chợ, triển lãm, bạn hàng…

Đánh giá nhu cầu của khách hàng về sản phẩm (độ tuổi, giới tính, thị hiếu người tiêu dùng, tập quán, thói quen…) – giá cả trung bình trên thị trường – phân tích các đối thủ cạnh tranh – nghiên cứu phân tích hoạt động logistics, các kênh phân phối, vận chuyển sản phẩm.

Nghiên cứu thị trường và sản phẩm có ý nghĩa quan trọng to lớn trong việc thành bại của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Trong nghiên cứu cần đặc biệt quan tâm tới thể chế pháp luật nước xuất/nhập khẩu, chính sách về tín dụng, tiền tệ, giá cước, vận chuyển, đặc trưng văn hóa, tình hình kinh tế chính trị của nước đó…

3.2 Xây dựng mô hình kinh doanh XNK

Với các cá nhân, hộ kinh doanh Startup, nên bắt đầu với mô hình kinh doanh nhỏ và vừa trước. Thử nghiệm một số đơn hàng nhất định giai đoạn đầu, sau đó sẽ phát triển mở rộng quy mô doanh nghiệp.

Doanh nghiệp tự sản xuất hay làm trung gian mua - bán sản phẩm XNK

Nhập khẩu, xuất khẩu hay kết hợp cả hai, đa dạng mặt hàng?

Quy mô doanh nghiệp – định vị – chiến lược giá cả phù hợp

3.3 Chuẩn bị nhân sự và vận hành

Với mỗi ngành nghề kinh doanh sẽ có yêu cầu về các vị trí nhân sự khác nhau. Với doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu cần các nhân sự chủ chốt như:

- Kế toán XNK: quản lý xuất nhập hóa đơn, lưu trữ chứng từ, báo cáo, quyết toán thuế theo quý, năm…

- Phòng kinh doanh: sale xuất nhập khẩu, thực hiện tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường.

- Phòng thu mua

- Phòng logistics: thực hiện công tác vận chuyển lô hàng, với doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa đủ tiềm lực thực hiện có thể sử dụng dịch vụ thuê ngoài các công ty Forwarder đảm nhiệm hậu cần vận chuyển hàng hóa.

- Phòng Marketing…

Cần có chiến lược quản trị nhân sự xây dựng ngay từ ban đầu, bố trí nhiệm vụ, quyền hạn, chức năng của từng nhân sự, phòng ban cụ thể, để công ty vận hành tốt nhất.

Cân nhắc các vị trí, các đầu mục công việc có thể sử dụng dịch vụ ngoài hay xây dựng đội ngũ in-house?

3.4 Kết nối đối tác – tìm khách hàng

Tìm kiếm khách hàng đối tác nước ngoài thông qua các kênh: hội chợ, triển lãm quốc tế, thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, website B2B, website về ngành nghề kinh doanh XNK của doanh nghiệp...

Cách đàm phán các điều khoản, soạn thảo hợp đồng ngoại thương: quy trình chào hàng, gửi mẫu, chào giá, thương thảo hợp đồng, ký kết hợp đồng ngoại thương.

3.5 Quản trị các nghiệp vụ xuất nhập khẩu

Cần nắm rõ các kiến thức nghiệp vụ quan trọng về xuất nhập khẩu hàng hóa bao gồm: Incoterms, hợp đồng ngoại thương, Invoice, Packing list, C/O, B/L, bộ chứng từ xuất nhập khẩu hàng hóa.

Các phương thức thanh toán quốc tế phổ biến: T/T, L/C, D/P, D/A

Cách làm việc với forwarder, bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu.

Quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa

Quy trình, thủ tục khai báo hải quan.

Cá nhân, doanh nghiệp cần nắm bắt và chuẩn bị, thực hiện theo các bước trên đây mà Nghiệp vụ xuất nhập khẩu đã đề ra để cho quá trình kinh doanh xuất nhập khẩu diễn ra thuận lợi, hiệu quả.

>> Xem thêm: Review Học Khởi Nghiệp Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu Ở Đâu Tốt?

4. Những rào cản và rủi ro thường gặp khi kinh doanh XNK

- Chưa hiểu luật quốc tế

Kinh doanh xuất nhập khẩu là chúng ta đang kinh doanh trên thị trường quốc tế. Mỗi quốc gia có những chính sách pháp luật, phong tục tập quán khác nhau, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ về luật pháp tại quốc gia đang hướng tới để đảm bảo hoạt động đúng quy định pháp luật của nước sở tại. Làm đúng các chính sách về thuế quan, tận dụng các FTA mà Việt Nam đã ký kết để hưởng các ưu đãi về thuế quan. Tránh trường hợp làm sai luật pháp quốc tế, dẫn đến những rắc rối và bị xử phạt.

- Rủi ro từ đối tác lừa đảo (báo giá ảo, thanh toán treo)

Trong thương mại quốc tế, doanh nghiệp giao thương, buôn bán với đối tác ở các quốc gia khác nhau, cách xa nhau cả nửa vòng trái đất, có thể không thể trực tiếp tham quan thực tế nhà máy, doanh nghiệp ở nước ngoài, không biết rõ về độ tin cậy, uy tín của doanh nghiệp tại nước ngoài. Vì thế rủi ro bị lừa đảo từ đối tác về sản phẩm không đúng chất lượng, bị lừa không thanh toán, bị giao thiếu hàng,... có nguy cơ cao.

- Sai sót chứng từ, hoặc vận chuyển không đúng thời gian cam kết dẫn đến bị phạt

Vận chuyển hàng hóa quốc tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cầu cảng, thời tiết, bên vận chuyển, chỉ cần một sai sót trong khâu chứng từ dẫn đến thông quan chậm trễ, chậm hàng, dẫn đến phạt hợp đồng, khiếu kiện từ phía bên đối tác.

- Khai sai C/O dẫn đến không được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu, bị truy thu thuế.

Doanh nghiệp khai C/O, không đúng tiêu chí đã khai báo có thể bị hải quan bác bỏ C/O, bị truy thu thuế.

Kinh doanh xuất nhập khẩu là cơ hội lớn nhưng cũng đầy rủi ro nếu không chuẩn bị kỹ. Bạn muốn kinh doanh xuất nhập khẩu cần trang bị đầy đủ kiến thức cho mình về quản trị nghiệp vụ xuất nhập khẩu, quản trị nhân lực, biết cách lập kế hoạch kinh doanh, đàm phán ký kết và triển khai hợp đồng ngoại thương, cách thức thành lập doanh nghiệp. Khi đã nắm vững được các nghiệp vụ này bạn sẽ tự tin để bắt tay vào kinh doanh xuất nhập khẩu.

Hy vọng bài viết trên đây của Nghiệp vụ xuất nhập khẩu sẽ giúp bạn nắm rõ được lộ trình các công việc cần thực hiện để kinh doanh xuất nhập khẩu, giúp bạn kinh doanh hiệu quả.

Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Địa chỉ đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức thành công các khóa học xuất nhập khẩu ở Hà Nội và TPHCM, khóa học logistics cơ bản - chuyên sâu, khóa học thanh toán quốc tếkhóa học khai báo hải quan chuyên sâu, Khóa học mua hàng quốc tếkhóa học sale xuất khẩu chuyên sâu hay khóa học báo cáo quyết toán hải quan.Khóa học chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/Okhóa học khởi nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu.. và hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn học viên, mang đến cơ hội làm việc trong ngành logistics và xuất nhập khẩu đến với đông đảo học viên trên cả nước.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các khóa học nghiệp vụ xuất nhập khẩu0904.84.8855

Ngoài các khóa học xuất nhập khẩu - logistics chất lượng thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán tổng hợp online - offline, khóa học hành chính nhân sự chuyên nghiệp chất lượng tốt nhất hiện nay.

Thực hiện bởi: XUẤT NHẬP KHẨU LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO XUẤT NHẬP KHẨU THỰC TẾ SỐ 1 VIỆT NAM

Bình luận
Đánh giá của bạn
ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

Đăng ký khóa học ngay hôm nay để nhận được nhiều phần quà hấp dẫn

Hotline: 0966199878

Voucher khóa học xuất nhập khẩu - logistics cho người mới bắt đầu
Đăng ký
khoa-hoc-xuat-nhap-khau-tphcm 0904.848.855 - 0966.199.878
1 2 Tư vấn facebook