Lean Manufacturing Là Gì? Mô Hình Sản Xuất Tinh Gọn Là Gì?

Lean Manufacturing là gì? Mô hình sản xuất tinh gọn là gì? có thể nói đây là vấn đề mọi người vô cùng quan tâm, đặc biệt trong thời điểm hoạt động sản xuất đang ngày càng cần tinh giản.

Ở bài viết này giảng viên khóa học xuất nhập khẩu Lê Ánh sẽ có những chia sẻ cụ thể về mô hình sản xuất tinh gọn.

>>>>>> Xem thêm: FCL Là Gì? Quy Trình Giao Nhận Hàng Nhập Khẩu, Xuất Khẩu FCL

1. Lean Manufacturing là gì?

Sản xuất tinh gọn Lean Manufacturing được mọi người nhắc đến nhiều hơn, vậy cụ thể Lean Manufacturing là gì?

Lean Manufacturing - Sản xuất tinh gọn là tổ hợp các phương pháp, hiện đang được áp dụng ngày càng rộng rãi trên khắp thế giới, nhằm loại bỏ lãng phí và những bất hợp lý trong quá trình sản xuất.

Để có chi phí thấp hơn và tính cạnh tranh cao hơn đối thủ của người sản xuất. Tăng khả năng đáp ứng một cách linh hoạt những yêu cầu luôn biến động và ngày một khắt khe của khách hàng.

Hệ thống sản xuất tinh gọn LEAN đã vượt ra khỏi ranh giới các ngành công nghiệp sản xuất truyền thống để mở rộng ra các lĩnh vực cung cấp dịch vụ, chẳng hạn chăm sóc sức khỏe, bán lẻ, du lịch, ngân hàng, văn phòng, bệnh viện, những cơ quan hành chính.

 

Lean Manufacturing là gì

2. Mục tiêu hướng đến của Lean Manufacturing

Lean Manufacturing luôn mong muốn hướng tới mục tiêu giảm thiểu thời gian sản xuất, tạo ra sản phẩm với giá thành rẻ hơn. Đây cũng là mục tiêu của bất kỳ doanh nghiệp nào.

Một cách hiểu khác về Lean Manufacturing đó là việc nhắm đến mục tiêu: với cùng một mức sản lượng đầu ra nhưng có lượng đầu vào thấp hơn – ít thời gian hơn, ít mặt bằng hơn, ít nhân công hơn, ít máy móc hơn, ít vật liệu hơn và ít chi phí hơn. Cụ thể hơn, mục tiêu của Lean Manufacturing như sau:

1/ Giảm thiểu thời gian chuẩn bị sản xuất. Cải thiện tối đa chu kỳ sản xuất – Giảm thời gian quy trình và chu kỳ sản xuất bằng cách giảm tối đa thời gian chờ đợi giữa các công đoạn, cũng như thời gian chuẩn bị cho quy trình và thời gian chuyển đổi mẫu mã hay quy cách sản phẩm;

2/ Cải thiện cách bố trí nhà máy dựa trên việc sắp xếp lưu chuyển nguyên liệu hiệu quả;

3/ Giảm những nguồn lực cần cho việc kiểm tra chất lượng;

4/ Tạo mối quan hệ gần gũi hơn với số lượng nhà cung cấp ít hơn, chất lượng tốt hơn và đáng tin hơn, những nhà cung cấp có thể cung cấp những lô nhỏ vật liệu và phụ tùng trực tiếp cho các quá trình sản xuất, vừa đủ, vừa đúng cho sản xuất; giảm tối đa tồn kho.

5/ Hợp lý hóa tổng thể sản phẩm để loại bỏ những mẫu sản phẩm và biến thể ít mang lại giá trị tăng thêm cho khách hàng;

6/ Tạo ra sản phẩm với ít thành phần hơn và phổ biến hơn;

7/ Tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mà yêu cầu tùy biến của khách hàng có thể thực hiện được dựa trên những bộ phận và modem được chuẩn hóa, càng mới càng tốt.

Hiện nay, hầu hết các ứng dụng trên đều làm doanh nghiệp đạt được mục tiêu giảm giá thành sản xuất – ví dụ như, việc sử dụng thiết bị và mặt bằng hiệu quả hơn dẫn đến chi phí khấu hao trên đơn vị sản phẩm sẽ thấp hơn.

Sử dụng lao động hiệu quả hơn sẽ dẫn đến chi phí nhân công cho mỗi đơn vị sản phẩm thấp hơn và mức phế phẩm thấp hơn sẽ làm giảm giá vốn hàng bán.

3. Lợi Ích Của Lean Manufacturing

Với mục tiêu hướng tới của Lean Manufacturing, bạn có thể thấy Lean Manufacturing sẽ mang lại lợi ích rất lớn nếu doanh nghiệp vận dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Lean Manufacturing được sử dụng rộng rãi nhất trong các ngành công nghiệp thiên về lắp ráp hoặc có quy trình công nhân lặp đi lặp lại.

Trong ngành công nghiệp này, tính hiệu quả và khả năng chú tâm vào chi tiết của công nhân khi làm việc với các công cụ thủ công hoặc vận hành máy móc có ảnh hưởng lớn đến năng suất.

Trong các công ty này, hệ thống được cải tiến có thể loại bỏ nhiều lãng phí hoặc bất hợp lý. Với đặc thù này, có một số ngành cụ thể bao gồm xử lý gỗ, may mặc, lắp ráp xe, lắp ráp điện tử và sản xuất thiết bị.

Vì Lean loại bỏ nhiều vấn đề liên quan đến lịch sử sản xuất và cân bằng chuyền kém nên Lean đặc biệt thích hợp cho các công ty chưa có hệ thống Hoạch định Nguồn lực Doanh nghiệp (ERP) hoặc chưa có hệ thống hoạch định yêu cầu vật tư (MRP), lịch sản xuất hay điều phối sản xuất.

Điều này đặc biệt quan trọng ở Việt Nam vì còn nhiều công ty tư nhân ở Việt Nam đang hoạt động dưới mức công suất khá đáng kể, hoặc thường giao hàng không đúng hẹn do các vấn đề trong hệ thống quản lý và lên lịch sản xuất.

4. Lưu ý trong sản xuất tinh gon Lean Manufacturing

Để triển khai Lean Manufacturing một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý đến các yếu tố sau:

Nhóm người cùng làm việc trong cùng quá trình phải cùng nhau thảo luận để khai thác những kinh nghiệm, kỹ năng và trí tuệ của tập thể nhằm tạo ra kế hoạch giảm sự lãng phí và có các cải tiến trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Cần tiến hành các giải pháp một cách kịp thời, đúng lúc.

Lưu kho không phải là có tài sản dự trữ mà là sự lãng phí hoặc phải mất chi phí. Vì vậy, cần hạn chế hàng lưu kho.

Thông thường, tới 95% thời gian sản xuất chính (lead time) không tăng giá trị. Rút ngắn khoảng cách giữa thời gian sản xuất chín với thời gian quá trình thực sự bằng cách loại bỏ thời gian và các kết quả không gia tăng giá trị về cả chi phí và thời gian chu trình.

5. Mô Hình Sản Xuất Tinh Gọn Hiệu Quả Hiện Nay

Hiện nay có rất nhiều áp dụng Lean Manufacturing, trong đó mô hình Manufacturing của Nike và Toyota được ca ngợi hơn cả.

Ví dụ về mô hình chuỗi cung ứng của Nike áp dụng sản xuất tinh gọn Lean Manufacturing

Mô hình chuỗi cung ứng của Nike: Nike sử dụng chiến lược gia công bằng cách sử dụng các cơ sở gia công ở khắp nơi trên thế giới.

Toàn bộ quá trình sản xuất sản phẩm được đặt tại các nhà máy này và được đặt dưới sự kiểm soát của một nhóm nhân viên đến từ Nike. Trên thực tế, Nike chỉ tham gia vào quá trình nghiên cứu, tạo mẫu sản phẩm và chiêu thị, phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Nói cách khác Nike không trực tiếp tham gia vào các công đoạn mà công ty không có thế mạnh, những công việc đó được thực hiện thông qua việc thực hiện tối đa hoạt động thuê gia công từ các quốc gia có chi phí thấp.

Việc này giúp công ty có thể tập trung tốt nhất vào các hoạt động thế mạnh vốn là cốt lõi của mình như thiết kế sản phẩm, marketing và hoạch định thu mua, quản lý.

Hiện nay, Nike đang thực hiện quá trình sản xuất tinh gọn nhằm tinh gọn hóa sản xuất, giảm thiểu lãng phí trong doanh nghiệp và gia tăng hiệu quả kinh doanh.

Việc ứng dụng Lean Manufacturing bao gồm:

Việc giảm thiểu chất thải, đổi mới sản phẩm, tập trung vào những phương pháp sản xuất mới và hiện đại hóa quà trình sản xuất, từ đó nâng cao sản lượng, đồng thời phổ biến, đào tạo những cá nhân có khả năng áp dụng những kĩ thuật mới, phức tạp.

Bắt đầu từ việc trao quyền cho đội ngũ công nhân và các đội sản xuất, vừa để giải quyết các vấn đề kể trên, vừa hạn chế tối đa thời gian cũng như nguyên vật liệu đầu vào mà vẫn đảm bảo chất lượng của sản phẩm.

Cho đến nay, 85% nhãn hiệu giày dép và 76% thương hiệu may mặc của Nike đều thực hiện dây chuyền sản xuất tinh gọn.

Mong rằng bài viết về Phí ISF của chúng tôi đã hữu ích với bạn nếu bạn đang tìm hiểu về nghiệp vụ kho hàng, các vấn đề về Logistics.

XNK Lê Ánh là đơn vị đi đầu trong đào tạo Khóa học xuất nhập khẩu ở Hà Nội & TPHCMKhóa học xuất nhập khẩu onlinebạn có thể tham khảo chi tiết khóa học tại: https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn/
Hotline: 0904848855/0966199878

>>>>> Bài viết xem nhiều:

Khóa học purchasing mua hàng quốc tế

OPS Là Gì? Mô Tả Công Việc Nhân Viên Hiện Trường Xuất Nhập Khẩu

Chi phí vận chuyển và logistics dự kiến ​​sẽ tiếp tục tăng vào năm 2022

Từ khóa liên quan: sản xuất tinh gọn, sản xuất tinh gọn là gì, sản xuất tinh gọn lean manufacturing, sản xuất tinh gọn tập trung vào, hệ thống sản xuất tinh gọn, mô hình sản xuất tinh gọn, phương pháp sản xuất tinh gọn, lean manufacturing, lean manufacturing là gì

 

Bình luận
Đánh giá của bạn
ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

Đăng ký khóa học ngay hôm nay để nhận được nhiều phần quà hấp dẫn

Hotline: 0966199878

Đăng ký
khoa-hoc-xuat-nhap-khau-tphcm 0904.848.855 - 0966.199.878
1 2 Tư vấn facebook