Quy Trình Nhập Khẩu Bằng Đường Biển: Hướng Dẫn Cụ Thể

Quy trình nhập khẩu bằng đường biển được khá nhiều bạn quan tâm và tìm hiểu. Nghiệp vụ xuất nhập khẩu sẽ hướng dẫn cụ thể quy trình, các loại chi phí để bạn chủ động trong công việc, giảm thiểu chi phí phát sinh.

Hiện nay có rất nhiều phương thức vận chuyển hàng hóa quốc tế, nhưng phương thức vận chuyển bằng đường biển vẫn chiếm tỷ trọng cao so với vận chuyển bằng đường bộ, đường hàng không.

Quy trình nhập khẩu bằng đường biển

1. Các bên tham gia vào quy trình nhập khẩu bằng đường biển

Để hoàn thành một quy trình vận chuyển bằng đường biển sẽ cần có sự phối hợp tham gia của nhiều bên bao gồm:

- Hãng tàu (Shipping line)
Vận chuyển hàng hóa
Thông báo cho FWD/ nhà NK biết khi hàng đến

>> Xem thêm: Top 100 Hãng Tàu Container Lớn Nhất Thế Giới [Cập Nhật 2024]

- Forwarder
+ Dỡ hàng tại kho ở cảng NK (hàng LCL)
+ Khai manifest hàng nhập
+ Gửi A/N và chi phí liên quan cho nhà NK
- Cảng biển (Seaport)
Tiếp nhận lưu trữ container (hàng FCL), nơi tách hàng LCL
- Nhà xuất khẩu:
+ Chủ sở hữu lô hàng xuất
+ Tìm FWD để vận chuyển hàng hóa (Incoterm: C,D)
+ Làm TTHQ xuất khẩu
+ Vận chuyển hàng hóa đến cảng xuất
- Nhà nhập khẩu:
Tìm FWD để vận chuyển hàng hóa (Incoterm: E,F)
+ Làm TTHQ nhập khẩu
+ Vận chuyển hàng từ cảng về kho

2. Quy trình nhập khẩu bằng đường biển chi tiết

Quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển tổng quan gồm 8 bước chi tiết.
B1: Ký hợp đồng
B2: Xin giấy phép (nếu có)
B3: Xác nhận thanh toán (nếu có)
B4: Xác nhận lô hàng
B5: Nhận chứng từ nhà xuất khẩu, công ty Forwarder
B6: Lấy lệnh giao hàng (D/O)
B7: Khai hải quan điện tử, kiểm tra chuyên ngành (nếu có) và làm thủ tục thông quan.
B8: Thanh lý hải quan và làm thủ tục nhận hàng

Bước 1: Ký hợp đồng
Một quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa chỉ xảy ra khi người bán gặp được người mua. Hai bên thỏa thuận ký kết hợp đồng, từ đó mới xảy ra quy trình xuất khẩu hàng hay nhập khẩu hàng. Hợp đồng phải đảm bảo có 6 điều khoản bắt buộc: Tên Hàng, Chất Lượng, Số Lượng, Giá, Thanh Toán.

Bước 2: Xin giấy phép (nếu có) và kiểm tra các chính sách mặt hàng
Sau khi ký hợp đồng, cần tìm hiểu chi tiết về tính pháp lý của hàng hóa, có thuộc danh mục cấm nhập khẩu hay không, hàng nhập khẩu có phải xin giấy phép hay chịu sự quản lý của cơ quan nào không.

Bạn có thể chiếu theo nghị định số 69/2018/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương và các văn bản khác có liên quan của cơ quan quản lý mặt hàng đó.

Nếu mặt hàng nằm trong danh mục hoặc chịu quản lý của nhà nước cần phải xin giấy phép hoặc đăng ký kiểm tra chuyên ngành, nếu không thuộc danh sách trên hàng hóa của bạn tiến hành nhập khẩu bình thường

Bước 3: Xác Nhận Thanh Toán
Tùy theo điều thanh toán trong hợp đồng là thanh toán theo điều khoản nào T/T hay L/C mà nhà nhập khẩu cần kiểm tra thông tin thanh toán chi tiết.

Bước 4: Xác Nhận Lô Hàng
Xác định điều kiện Incoterms trên hợp đồng nhập khẩu để tiến hành các bước tiếp theo.
- Điều kiện EXW: Người bán chỉ xuất trình hàng hóa tại kho, việc nhận hàng tại kho, vận chuyển hàng ra cảng biển, làm thủ tục hải quan ở đầu xuất và làm thủ tục xuất hàng, đều do người mua thực hiện. Vì vậy, người mua phải thuê Forwarder để thực hiện các công việc trên. Khi hàng cập cảng Việt Nam thì các thủ tục hải quan, thủ tục nhận hàng, vận chuyển về kho người mua sẽ tùy theo hợp đồng giữa người mua và công ty Forwarder, người mua có thể tự làm hoặc thuê Forwarder làm.
- Điều kiện nhóm F: Người mua thuê phương tiện vận tải, nhà xuất làm tất cả các thủ tục cần thiết để đưa hàng lên phương tiện vận tải mà nhà nhập khẩu chỉ định tiếp đó người mua thuê Forwarder lấy booking để đưa cho nhà xuất khẩu.
Điều kiện nhóm C: Người bán thuê phương tiện vận tải và làm tất cả các thủ tục cần thiết để vận chuyển hàng tới cảng đến. Người mua làm thủ tục hải quan, thủ tục nhận hàng tại cảng biển
- Điều kiện nhóm D: Người bán làm tất cả các thủ tục để đưa hàng tới nơi đến theo quy định. Người mua chỉ làm thủ tục hải quan (trừ DDP).

Bước 5: Nhận chứng từ của nhà xuất khẩu, công ty Forwarder
Người mua sẽ nhận bộ chứng từ của người bán qua Email (invoice, packing list, bill), chứng từ gốc (C/O, Phyto, Fumi, …) gửi chuyển phát nhanh
Người mua nhận “Thông Báo Hàng Đến và debit note” từ Forwarder

>> Xem nhiều: Chia Sẻ Bộ Chứng Từ Xuất Nhập Khẩu Đầy Đủ

Bước 6: Lấy D/O (lệnh giao hàng)
Người mua chuẩn bị Giấy Giới Thiệu đi lên cty Forwarder (công ty phát hành thông báo hàng đến) để đóng các khoản phí như trên Debit Note và nhận D/O.
Hiện nay đa số các Forwarder phát hành D/O điện tử qua Email. Người mua đăng ký email nhận D/O, chuyển khoản các khoản phí Forwarder sẽ gửi D/O (eD/O) qua email người mua đã đăng ký.

Bước 7: Khai hải quan điện tử, kiểm tra chuyên ngành (nếu có) và làm thủ tục thông quan hàng hóa.
Sau khi nhận bộ chứng từ của nhà bán (hợp đồng, giấy phép (nếu có), booking, invoice, packing list) người mua tiến hành khai báo hải quan trên phần mềm Ecus 5 (hải quan điện tử)
Nếu mặt hàng có kiểm tra chuyên ngành thì người mua phải đăng ký kiểm tra chuyên ngành ở cơ quan quản lý (kiểm dịch, an toàn vệ sinh thực phẩm, hợp quy, kiểm định, đăng kiểm, …). Sau khi đăng ký và hoàn thành kiểm tra chuyên ngành, người mua sẽ được cấp chứng thư để bổ sung cho Hải quan để tờ khai được thông quan.
Sau khi khai báo với hải quan trên phần mềm Ecus (hay còn gọi là truyền tờ khai), doanh nghiệp sẽ được hải quan phân luồng tờ khai.
Có 3 luồng tờ khai
+ Tờ khai thuộc luồng xanh: tờ khai đó đã thông quan, được hải quan miễn kiểm tra hồ sơ, chứng từ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa
+ Tờ khai thuộc luồng vàng: Hải Quan sẽ kiểm tra hồ sơ giấy, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa. Nếu hàng hóa của lô hàng khai báo trên tờ khai phù hợp với chứng từ tờ khai sẽ được thông quan.
+ Tờ khai thuộc luồng đỏ: Hải Quan kiểm tra hồ sơ giấy và kiểm tra thực tế hàng hóa. Khi ấy doanh nghiệp cần xuất trình hàng hóa cho Hải Quan, nếu hàng hóa thực tế phù hợp chứng từ, đúng như khai báo thì Hải Quan sẽ bấm thông quan tờ khai.

>> Xem thêm: Chỉ tiêu khai báo hải quan hàng nhập khẩu

Lưu ý: Nếu người mua khai báo hải quan địa phương khi làm thủ tục mà tờ khai bị luồng đỏ thì làm thủ tục di lý hàng hóa (niêm phong hàng, làm biên bản bàn giao), vận chuyển về chi cục hải quan mà người mua đã chọn để kiểm hóa hàng. Thủ tục di lý đã bao gồm bước 8.

Bước 8: Thanh lý hải quan và làm thủ tục nhận hàng
Sau khi đã có tờ khai Thông quan và D/O thì người mua thanh lý hải quản, đóng các khoản phí làm thủ tục nhận hàng trên Eport, sắp xếp xe để đưa hàng về kho.

3. Các loại chi phí trong quy trình nhập khẩu bằng đường biển

Hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển sẽ bao gồm 2 trường hợp:

Hàng FCL (Full Container Load) là lô hàng có khối lượng lớn, đòi hỏi phải xếp trong một hoặc nhiều Container.
Hàng lẻ (Less Container Load – LCL) là lô hàng có khối lượng nhỏ, không đủ đóng vào nguyên một container nên cần ghép chung với các lô hàng của các chủ hàng khác.

>> Xem thêm: FCL Là Gì? Quy Trình Giao Nhận Hàng Nhập Khẩu, Xuất Khẩu FCL

 

chi phí khi nhập khẩu bằng đường biển

3.1 Chi phí hàng LCL - Local charge

Tên chi phí 

Đơn vị tính

Giải thích

Ocean freight (O/F)

Per Cbm/MT

Cước vận tải (Incoterm: E,F)

Delivery Order fee (DO fee)  

Set

Phí lệnh giao hàng

CFS handling fee

Minimum/Per Cbm

Phí đưa hàng vào kho 

THC handling fee – Terminal Handling Charge

Minimum/Per Cbm

Phí xếp dỡ cảng đi

Storage charge

Minimum/Per Cbm

Phí lưu kho tại cảng  => cảng  sẽ charge  => free 3 ngày

CIC – Container Imbalance fee

Minimum/Per Cbm

Phí mất cân bằng cont

PCS - Port Congestion Surcharge

Minimum/Per Cbm

Phụ phí tắc nghẽn cảng,

PSS - Peak Season Surcharge

Minimum/Per Cbm

Phụ phí mùa cao điểm

BAF - Bunker Adjustment Factor

Minimum/Per Cbm

Phụ phí nhiên liệu

 

3.2 Chi phí Hàng sea nhập khẩu FCL

 

Tên chi phí 

Đơn vị tính

Giải thích

Ocean freight (O/F)

Per 20/40/40HC…

Cước vận tải

Delivery Order fee (DO)  

Set

Phí lệnh giao hàng

THC handling fee – Terminal Handling Charge 

Per 20/40/40HC…

Phí xếp dỡ cảng đi

Lift on – POD thu 

Per 20/40/40HC…

Phí nâng – 

Lift off -  Chỗ trả rỗng thu

Per 20/40/40HC…

Phí trả rỗng – 

DEM - Demurrage 

Per 20/40/40HC…/ day

Phí lưu container tại bãi của cảng (số ngày = Ngày tàu cập – ngày thực tế lấy hàng + 1 ngày  - số ngày free DEM) phí do Hãng tàu thu

DET - Detention

Per 20/40/40HC…/ day

Phí lưu cont tại kho riêng của khách  (số ngày = ngày em trả rỗng về cảng – ngày lấy hàng về kho + 1 ngày – số ngày free DET)phí do Hãng tàu thu

Storage charge

Per 20/40/40HC…/ day

Phí lưu bãi của cảng phí do Cảng thu 

PCS - Port Congestion Surcharge

Per 20/40/40HC…

Phụ phí tắc nghẽn cảng

PSS - Peak Season Surcharge

Per 20/40/40HC…

Phụ phí mùa cao điểm

BAF - Bunker Adjustment Factor

Per 20/40/40HC…

Phụ phí nhiên liệu

CIC – Container Imbalance fee

Per 20/40/40HC…

Phí mất cân bằng cont

Lưu ý: 

  • Trường hợp phát sinh phí DEM, DET quá nhiều, nhà nhập khẩu có thể liên hệ trực tiếp hãng tàu để thương lượng hoặc nhờ nhà xuất khẩu hỗ trợ thương lượng (nếu nhà xuất khẩu là người book tàu)
  • Phí Storage của cảng không thể thương lượng được
  • Nếu không đóng đủ các phí DEM, DET, Storage phát sinh thì D/O sẽ không có hiệu lực để lấy hàng tại cảng.

Trên đây Nghiệp vụ xuất nhập khẩu đã chia sẻ chi tiết về quy trình nhập khẩu bằng đường biển, các loại chi phí phát sinh. Hy vọng sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho cho công việc và việc học tập của bạn. Hãy để lại bình luận nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay chia sẻ nào vào hình thức nhập khẩu này nhé.

Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Địa chỉ đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức thành công các khóa học xuất nhập khẩu tại TPHCM & Hà Nộikhóa học logistics cơ bản - chuyên sâu, khóa học khai báo hải quan chuyên sâu, khóa học purchasingkhóa học sale xuất khẩu chuyên sâukhóa học báo cáo quyết toán hải quan... và hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn học viên, mang đến cơ hội làm việc trong ngành logistics và xuất nhập khẩu đến với đông đảo học viên trên cả nước

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các khóa học xuất nhập khẩu onlineoffline0904.84.8855

Ngoài các khóa học xuất nhập khẩu - logistics chất lượng thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán online - offline, khóa học hành chính nhân sự chuyên nghiệp chất lượng tốt nhất hiện nay.

Thực hiện bởi: XUẤT NHẬP KHẨU LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO XUẤT NHẬP KHẨU THỰC TẾ SỐ 1 VIỆT NAM

 

 

 

Bình luận
Đánh giá của bạn
ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

Đăng ký khóa học ngay hôm nay để nhận được nhiều phần quà hấp dẫn

Hotline: 0966199878

Đăng ký
khoa-hoc-xuat-nhap-khau-tphcm 0904.848.855 - 0966.199.878
1 2 Tư vấn facebook