Phí DDC Là Gì? Những Thông Tin Về Phí DCC Cần Biết

Hoạt động vận chuyển ngày càng phát triển bởi nhu cầu của thị trường. Phụ thuộc vào mỗi quốc gia hoặc mỗi thời điểm khác nhau thì bên cạnh chi phí chính sẽ phát sinh các phụ phí khác khi vận chuyển hàng hóa.

Bên cạnh các chi phí chính, tùy theo từng quốc gia hoặc từng thời điểm sẽ phát sinh thêm các loại phụ phí khác nhau khi giao thương hàng hóa, trong đó có phụ phí DDC.

Vậy phụ phí DDC là gì? Để biết một số loại phụ phí vận chuyển, chúng ta cùng xem qua bài viết dưới đây nhé!

1. Phí DDC là gì?

DDC là viết tắt của từ "Destination Delivery Charge", nghĩa là chi phí giao hàng tại cảng đến. Không giống như tên gọi, khoản phụ phí này không liên quan gì đến quá trình giao hàng tới người nhận hàng, mà người chủ tàu thu khoản phí này thực tế để bù đắp chi phí dỡ hàng, thu xếp container ra vào cảng.

Phí DDC là gì

2. Quy định về phí DDC

Các công ty vận tải biển không chỉ phát hành vận đơn, xuất hóa đơn mà còn thông báo cho các đại lý nước ngoài về vận đơn, quản lý, theo dõi đơn hàng, liên hệ với các bên liên quan tới hoạt động vận chuyển và lô hàng,..

Trong các hoạt động xuất nhập khẩu, phí DDC sẽ bao gồm các phí như sau:

- Chi phí chuyển phát nhanh (Courier Fee): Đây là chi phí vận chuyển cho vận đơn gốc.

- Chi phí sửa đổi (Amendment Fee): Nếu có sai sót trong vận đơn do người giao hàng hoặc người nhận hàng thì sẽ phải thanh toán phí sửa đổi vận đơn. Đối với mức phí này, thực tế có hai mức, đó là thời điểm trước khi phương tiện vận tải tới cảng hoặc thời điểm sau khi khai báo. Mỗi quốc gia sẽ có quy định riêng về chi phí này.

- Chi phí phát hành (Release Fee): Là phí vận chuyển để phát hành vận đơn.

»»» Tham khảo: Khóa học Purchasing Mua Hàng Quốc Tế

3. Phí DDC do bên nào chịu?

Trong trường hợp đơn vị vận chuyển xuất vận đơn cho người gửi hàng hay khi người gửi hàng đặt tàu thì phí DDC được tính cho người gửi hàng. Còn khi những chi phí phát sinh tại cảng đến thì người nhận hàng sẽ chịu trách nhiệm thanh toán phụ phí này.

4. Các Phụ Phí Trong Vận Tải Đường Biển Khác

Một số phụ phí khác trong vận tải đường biển các bạn cần biết gồm có:

- Phí chứng từ:

Đối với hàng hóa xuất khẩu, phí chứng từ được hãng tàu sử dụng để lập vận đơn và thủ tục giấy tờ vận chuyển.

Đối với hàng hóa nhập khẩu, người nhận phải nhận đơn hàng, đưa ra khỏi cảng và xuất trình cho hãng tàu để nhận hàng.

Phụ phí trong vận tải đường biển

- Phí THC: Phí tính trên mỗi container được sử dụng để thanh toán cho các hoạt động xếp dỡ hàng hóa tại cảng như: xếp dỡ, thu gom container từ cảng về bến ... do cảng giám sát và người thanh toán là chủ hàng.

- Phí CFS: Chi phí dỡ hàng từ container đến kho hoặc ngược lại.

- Phí CIC: Phí mất cân bằng container (phí trung chuyển container rỗng). Được các hãng tàu thu để bù chi phí vận chuyển một số lượng lớn các container rỗng từ nơi thừa sang nơi thiếu.

- Phí Handling: Phí đại lý theo dõi việc giao nhận hàng hóa và khai báo với hải quan trước khi tàu đến.

- BAF/ FAF: Một khoản phí do công ty vận chuyển tính cho người gửi hàng để trả các chi phí phát sinh do sự biến động của giá nhiên liệu.

- CAF: Phí do hãng tàu tính cho người gửi hàng để bù đắp các chi phí phát sinh do biến động của tỷ giá hối đoái.

- COD: Phí do hãng tàu thu để bù đắp các chi phí phát sinh do người gửi hàng yêu cầu thay đổi cảng đến: phí xếp dỡ, phí lưu container, phí vận tải đường bộ, v.v.

- DDC: Phí này do chủ tàu tính để trả cho việc dỡ hàng từ tàu, thu xếp nhập container vào cảng và phí cảng. Người thanh toán tùy theo thỏa thuận của người mua và người bán.

- CCF: Người mua phải trả cho hãng tàu phí vệ sinh container để làm sạch container rỗng sau khi container được sử dụng để vận chuyển hàng hóa và trả lại tại cảng.

- PCS: Sử dụng khi việc xếp dỡ tắc nghẽn gây ra các chi phí liên quan đến chủ tàu.

- PSS: Các công ty vận chuyển thường thu các mùa cao điểm khi nhu cầu vận chuyển hàng hóa và thành phẩm đang tăng mạnh.

- SCS: Phụ phí này được hãng tàu sử dụng khi cho hàng hóa vận chuyển qua Kênh đào Suez.

- ENS: Phí khai báo Manifest để gửi hàng đi Châu u để đảm bảo tiêu chuẩn an toàn trong khu vực.

- AMS: Phí khai báo hải quan tự động cho nước nhập khẩu trước khi hàng hóa lên tàu (thường áp dụng cho Hoa Kỳ, Canada, Trung Quốc).

Như vậy có thể thấy các công ty vận chuyển vận hành toàn bộ quy trình nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa cho người kinh doanh và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Vì thế các bạn cần nắm rõ chi phí chính cũng như phụ phí đi kèm như phụ phí DDC.

Xem thêm: 

Qua bài viết này, chúng tôi hy vọng bạn có thêm kiến ​​thức về phụ phí vận chuyển hàng hóa bằng phương thức vận tải biển. Từ đó tính toán được chi phí phù hợp nhất với tình hình doanh nghiệp của bạn khi chọn vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

Xuất nhập khẩu Lê Ánh là đơn vị đi đầu trong đào tạo Khóa học xuất nhập khẩu ở Hà Nộikhóa học xuất nhập khẩu TPHCM & Khóa học xuất nhập khẩu onlinebạn có thể tham khảo chi tiết khóa học xuất nhập khẩu tại: https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn/

Hotline: 0904848855/0966199878

Bình luận
Đánh giá của bạn
ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

Đăng ký khóa học ngay hôm nay để nhận được nhiều phần quà hấp dẫn

Hotline: 0966199878

Đăng ký
khoa-hoc-xuat-nhap-khau-tphcm 0904.848.855 - 0966.199.878
1 2 Tư vấn facebook