Hiệp Định TPP Là Gì? Những Điều Cần Biết Về TPP
TPP là một trong những hiệp định kinh tế quan trọng nhất thế giới, và Việt Nam là một trong những quốc gia tham gia hiệp định. Vậy hiệp định TPP là gì? Hãy cùng Nghiệp Vụ Xuất Nhập Khẩu tìm hiểu những thông tin về Hiệp định TPP trong bài viết này nhé!
Nội dung bài viết:
1. TPP là gì? Hiệp Định TPP có hiệu lực khi nào?
TPP (Trans-Pacific Partnership - Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương) là một hiệp định thương mại tự do được ký kết bởi 11 quốc gia tại Auckland, New Zealand vào ngày 4 tháng 2 năm 2016, nhằm hội nhập các nền kinh tế của khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
TPP sẽ có hiệu lực theo một trong hai cách sau:
- TPP có hiệu lực sau 60 ngày kể từ ngày tất cả các quốc gia thành viên thông báo cho New Zealand rằng mọi thủ tục pháp lý đã được hoàn tất.
- Hiệp định sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ khi ít nhất sáu quốc gia thành viên, có nền kinh tế chiếm ít nhất 85% tổng GDP của khu vực, hoàn tất các thủ tục pháp lý nội bộ.
2. Lịch sử hình thành hiệp định TPP
Ban đầu, TTP có 4 nước tham gia là New Zealand, Chile, Singapore và Brunei, gọi tắt là hiệp định P4.
Đầu tháng 9/2008, Hoa Kỳ gia nhập TPP. Trong những năm tiếp theo, Australia, Peru, Mexico, Nhật Bản, Việt Nam, Malaysia, Canada và các quốc gia khác đã tham gia TPP, nâng tổng số quốc gia tham gia lên 12.
Cuối cùng, hiệp định TPP đã được ký kết tại New Zealand vào 4/2/2016. Sau đó Hoa Kỳ đã rút khỏi TPP.
Ngày 8/3/2018, Hiệp định CPTPP với sự tham gia đầy đủ của 11 quốc gia thành viên đã chính thức được ký kết tại Santiago, Chile.
Tính đến nay, hiệp định TPP đã trải qua 19 vòng đàm phán chính thức và một số cuộc họp giữa kỳ. Các nước thành viên tham gia TPP kỳ vọng hiệp định sẽ trở thành mô hình hợp tác kinh tế khu vực kiểu mới, tạo thuận lợi hiệu quả cho thương mại, đầu tư và vốn tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương phát triển tốt. Hiệp định thúc đẩy thương mại tự do giữa tất cả các quốc gia thành viên và giảm hoặc loại bỏ hoàn toàn khoảng 18.000 loại thuế quan khác nhau, qua đó khuyến khích tăng trưởng kinh tế giữa các quốc gia và trong các quốc gia trong hiệp định.
3. Các nước thành viên TPP
Hiệp định thỏa thuận thương mại tự do TPP gồm có 11 quốc gia thành viên, đó là Chile, Canada, Peru, Mexico, Malaysia, Brunei, Việt Nam, Nhật Bản, Úc, Singapore và New Zealand.
4. Tóm tắt Nội dung chính của hiệp định TPP
- Tiếp cận thị trường toàn diện: TPP xóa bỏ hoặc cắt giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối với việc mua bán hàng hóa và dịch vụ, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, người lao động và người tiêu dùng ở các nước ký kết.
- Cam kết khu vực: TPP hỗ trợ phát triển sản xuất, chuỗi cung ứng và thương mại thông suốt, nâng cao hiệu quả, tạo việc làm, cải thiện mức sống, hội nhập xuyên biên giới và mở cửa thị trường trong nước.
- Giải quyết các thách thức thương mại mới: TPP thúc đẩy đổi mới, năng suất và khả năng cạnh tranh bằng cách tập trung vào các vấn đề mới nổi như phát triển nền kinh tế kỹ thuật số và vai trò của các doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế toàn cầu.
- Thương mại hội nhập: TPP giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiểu và nắm bắt các cơ hội buộc các chính phủ phải tập trung vào những thách thức của chính họ.
- Nền tảng hội nhập khu vực: TPP được định hình là nền tảng hội nhập kinh tế khu vực cho các nền kinh tế khác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
5. Sự khác nhau giữa hiệp định CPTPP và hiệp định TPP là gì?
Nội dung
- CPTPP về cơ bản giữ nguyên các cam kết chính của hiệp định TPP, đặc biệt là cam kết mở cửa thị trường.
Quốc gia thành viên
- CPTPP có 11 thành viên, còn TPP có 12 thành viên, trong đó có 11 thành viên CPTPP và Hoa Kỳ.
Đóng góp GDP và thương mại toàn cầu
- CTPP đóng góp 15% vào GDP và 15% vào thương mại toàn cầu, trong đó TPP lần lượt là 40% và 30%.
6. Cơ hội của Việt Nam khi gia nhập TPP
Gia nhập TPP sẽ giúp Việt Nam và các doanh nghiệp trong nước có những cơ hội và lợi ích:
- Dễ dàng xin thị thực các nước thành viên khi nhập cảnh
- Đất nước sẽ cải thiện môi trường trở nên xanh-sạch-đẹp
- Giúp mọi người có công việc ổn định
- Nhận hỗ trợ kỹ thuật, khoa học và công nghệ từ các nước phát triển khác
- Xuất khẩu sản phẩm và dịch vụ sang các nước thành viên sẽ được hưởng thuế suất thấp
- Tiếp cận và sử dụng sản phẩm chất lượng cao, giá rẻ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
Trên đây là những chia sẻ về hiệp định TPP, cũng như những điểm kiến thức về TPP mà doanh nghiệp cần nắm rõ. Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương là Hiệp định có tác động to lớn đến kinh tế thế giới. Vì vậy, cần nhận thức rõ tiềm năng của TPP và sẵn sàng đóng góp trong khả năng có thể để có thể hưởng lợi từ hiệp định này.
Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Địa chỉ đào tạo nghiệp vụ xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức thành công các khóa học xuất nhập khẩu online/offline, khóa học logistics cơ bản - chuyên sâu, khóa học khai báo hải quan chuyên sâu, khóa học purchasing (mua hàng thực chiến)... và hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn học viên, mang đến cơ hội làm việc trong ngành logistics và xuất nhập khẩu đến với đông đảo học viên trên cả nước
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các khóa học xuất nhập khẩu online/ offline: 0904.84.8855
Ngoài các khóa học xuất nhập khẩu - logistics chất lượng thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán online - offline, khóa học hành chính nhân sự chuyên nghiệp chất lượng tốt nhất hiện nay.
Thực hiện bởi: XUẤT NHẬP KHẨU LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO XUẤT NHẬP KHẨU THỰC TẾ SỐ 1 VIỆT NAM