Hậu Cần Ngược (Reverse Logistics) Là Gì? Gồm Hoạt Động Nào?
Hậu cần ngược hay Reverse Logistics là gì? Thông thường mọi người sẽ quen với hoạt động Logistics là liên quan đến hoạt động vận chuyển, phân phối hàng hóa từ nơi sản xuất tới tay người tiêu dùng. Nhưng hậu cần ngược, Reverse Logistics sẽ ngược lại với quy trình trên. Nghiệp vụ xuất nhập khẩu sẽ giới thiệu chi tiết về hậu cần ngược, những hoạt động và các loại hậu cần ngược qua bài viết sau.
1. Hậu cần ngược hay Reverse Logistics là gì?
Thông thường, khi hàng hóa được vận chuyển từ nơi sản xuất hoặc phân phối đến tay khách hàng là được coi kết thúc một quá trình logistics. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, sau đó hàng hóa lại phát sinh một số vấn đề và có nhu cầu đưa ngược lại từ khách hàng đến người sản xuất hoặc phân phối đó chính là hậu cần ngược hay Reverse Logistics - Logistics ngược.
Ví dụ: Khi bình gas hết ga, người nội trợ sẽ gọi cho đại lý phân phối gas. Nhân viên giao hàng đem bình gas mới đến và nhận lại bình gas đã cạn. Tương tự như thế trong Xuất nhập khẩu, logistics, việc thu hồi container rỗng từ nhà máy về cảng hay trả lại hàng hóa dư thừa, quá hạn sử dụng cho nhà sản xuất cũng đó chính là những hoạt động của logistics ngược. Quá trình này cần phải thực hiện nhanh chóng để đảm bảo quyền lợi và đem lại sự hài lòng nhất cho khách hàng.
Logistics ngược, hậu cần ngược, (reverse logistics), còn gọi là logistics thu hồi, là tất cả các hoạt động liên quan đến việc đưa sản phẩm, hàng hóa từ khách hàng, người tiêu dùng sản phẩm về lại người sản xuất hoặc phân phối nhằm bảo hành, sửa chữa, thay thế, tái chế, hủy bỏ.
Theo quan điểm của Rogers và Tibben – Lembke (1999), hậu cần ngược (reverse logistics) nhấn mạnh tới mục tiêu và quá trình diễn ra bên trong của hậu cần ngược là:
“Logistics ngược là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát một cách hiệu quả dòng chảy của nguyên liệu, bán thành phẩm và thông tin có liên quan từ các điểm tiêu thụ đến điểm xuất xứ với mục đích thu hồi lại giá trị hoặc xử lý một cách thích hợp“.
>> Xem thêm: Ngành Logistics là gì? Ngành Logistics học gì? Cơ hội việc làm của ngành Logistics.
2. Quy trình thực hiện hậu cần ngược hay Reverse Logistics?
Quy trình thực hiện hiện hậu cần ngược sẽ bao gồm 4 bước cơ bản sau:
Bước 1: Thu hồi sản phẩm bị trả về.
Đây là quá trình phát sinh khi khách hàng trả lại sản phẩm, doanh nghiệp tiến hành triển khai các hoạt động thu hồi các sản phẩm “có điều kiện” như lỗi sản phẩm, hỏng, thiếu, không đáp ứng yêu cầu … hoặc đơn giản là tái chế. Các sản phẩm đó sẽ được thu hồi từ các điểm bán hàng, trung tâm phân phối, hoặc trực tiếp từ khách hàng đưa về nơi tập kết – địa điểm phục hồi.
Bước 2: Kiểm tra và phân loại
Theo quy trình hậu cần ngược, sau khi sản phẩm được thu hồi, doanh nghiệp sẽ tiến hành kiểm tra chất lượng để xác định tình trạng hàng hóa hiện tại, phân loại, chọn lọc các sản phẩm thu hồi. Trên cơ sở đó doanh nghiệp dự trù lên lịch cho việc trả lại hàng, duyệt hoàn lại tiền hoặc thay thế hàng hóa bị lỗi cho khách hàng.
Thông thường sản phẩm được phân loại theo các nhóm như có thể sửa chữa, tái chế, hoặc tiêu hủy.
Bước 3: Xử lý hàng trả lại.
Sau khi sản phẩm đã được phân nhóm để có hướng xử lý tiếp theo. Sản phẩm có thể được xử lý theo các cách sau:
Sửa chữa hoặc tái chế: sửa, làm mới, sản xuất lại, … hoặc tái sử dụng, bán lại quy trình này giúp giảm thiểu chi phí sản xuất.
Tiêu hủy hoặc xử lý rác thải: Sản phẩm đã sửa chữa sẽ được đưa trở lại thị trường. Những sản phẩm không thể sửa chữa sẽ được xử lý bằng cách tái chế hoặc tiêu hủy an toàn.
Bước 4: Lưu kho và phân phối lại
Bước cuối cùng của quy trình Reverse Logistics - Logistics ngược là sau khi các sản phẩm đã được xử lý, phục hồi sẽ được đưa trở lại thị trường và phân phối lại cho người sử dụng, các kênh bán hàng hoặc các khách hàng mới.
>> Xem thêm: Nên học xuất nhập khẩu ở đâu
3. Vai trò của hậu cần ngược, Reverse Logistics
Mọi người thường đặt nhiều sự chú ý vào Logistics bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, khả năng cạnh tranh về giá, tối ưu hóa vòng đời sản phẩm, đảm bảo thời gian giao hàng chuẩn xác và giảm thiểu tỷ lệ hàng hỏng hóc. Điều này rất quan trọng hiện tại và sẽ còn trở nên thiết yếu hơn trong thời gian tới.
Tuy nhiên việc thu hồi hàng hóa là một vấn đề sẽ luôn xảy ra đối với các nhà sản xuất, các trung gian phân phối độc quyền, cũng như các nhà cung cấp dịch vụ Logistics. Logistics thu hồi (Reverse Logistics) sẽ là một cách để giảm được chi phí, tăng doanh thu và nâng cao dịch vụ khách hàng, từ đó giúp công ty giành được lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Vai trò chính của hậu cần ngược, Reverse Logistics bao gồm:
- Tối ưu hóa chi phí cho doanh nghiệp
Khi phải thu hồi hàng hóa trong quy trình hậu cần ngược, doanh nghiệp sẽ phải trả các chi phí cho quá trình vận chuyển, thu hồi, sửa chữa, tiêu hủy hàng hóa… Nhưng hậu cần ngược (Reverse Logistics ) cũng giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đáng kể thông qua việc thu hồi và tái sinh nguyên vật liệu, tái sử dụng bao bì, thu hồi lại phần giá trị còn lại của sản phẩm… Thay vì bỏ hoàn toàn những sản phẩm lỗi hoặc hết hạn, doanh nghiệp có thể tận dụng để sửa chữa, tái chế hoặc tái sử dụng, giảm chi phí sản xuất mới.
- Reverse Logistics hay Logistics ngược tạo sự thông suốt cho quá trình logistics xuôi:
Khi sản xuất một lô hàng không tránh khỏi có những sản phẩm, lô hàng sẽ bị mắc lỗi, không đạt yêu cầu. Khi ấy hậu cần ngược sẽ cần thu hồi, đưa ngược lại những sản phẩm lỗi ấy về lại trung tâm phân phối hoặc nơi sản xuất và giúp đưa các sản phẩm này quay lại thị trường một cách nhanh chóng, kịp thời nhất. Tạo cho quá trình logistics xuôi diễn ra nhanh chóng thông suốt.
- Nâng cao dịch vụ khách hàng:
Quy trình hậu cần ngược ngược giúp doanh nghiệp xử lý hàng trả lại một cách nhanh chóng và hiệu quả, từ đó nâng cao trải nghiệm khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Điều này giúp cải thiện sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu ngay cả khi khách hàng nhận phải sản phẩm lỗi.
- Đảm bảo tuân thủ quy định về môi trường:
Hậu cần ngược (Reverse Logistics) đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường thông qua việc tái chế, xử lý các sản phẩm hết hạn, hỏng hóc hoặc không thể tái sử dụng một cách an toàn, theo quy trình khoa học, tránh ảnh hưởng xấu tới môi trường, đồng thời giảm lượng rác thải công nghiệp.
Cùng với sự phát triển của logistics xanh, kinh tế tuần hoàn, hậu cần ngược cũng được đề cao vai trò khi thu gom, vận chuyển phế liệu, rác thải gắn với việc xử lý, tái chế để hạn chế thấp nhất việc xả thải các chất có hại ra môi trường.
>> Xem nhiều: Logistics xanh là gì?
Hy vọng qua bài viết trên Nghiệp vụ xuất nhập khẩu đã giúp cho bạn hiểu thêm về Hậu cần ngược (Reverse Logistics) là gì? Vai trò và quy trình của Logistics ngược. Đây là một khái niệm đặc thù, khá hữu ích và đang có xu hướng được đề cập nhiều tới trong thời gian gần đây.
Nếu bạn cần trang bị thêm nghiệp vụ xuất nhập khẩu – logistics, bạn có thể tham khảo thêm các khóa học xuất nhập khẩu logistics tại các trung tâm xuất nhập khẩu uy tín.
Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Địa chỉ đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức thành công các khóa học xuất nhập khẩu ở Hà Nội và TPHCM, khóa học logistics cơ bản - chuyên sâu, khóa học thanh toán quốc tế, khóa học khai báo hải quan chuyên sâu, Khóa học purchasing, khóa học sale xuất khẩu chuyên sâu hay khóa học báo cáo quyết toán hải quan... và hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn học viên, mang đến cơ hội làm việc trong ngành logistics và xuất nhập khẩu đến với đông đảo học viên trên cả nước.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các khóa học nghiệp vụ xuất nhập khẩu: 0904.84.8855
Ngoài các khóa học xuất nhập khẩu - logistics chất lượng thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán online - offline, khóa học hành chính nhân sự chuyên nghiệp chất lượng tốt nhất hiện nay.
Thực hiện bởi: XUẤT NHẬP KHẨU LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO XUẤT NHẬP KHẨU THỰC TẾ SỐ 1 VIỆT NAM