Cách Tính Chargeable Weight Chuẩn Xác Trong Logistics
Chargeable Weight ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí vận chuyển hàng hóa của doanh nghiệp. Cách tính Chargeable Weight chuẩn xác trong logistics như thế nào là thông tin được rất nhiều bạn quan tâm và tìm kiếm. Nghiệp vụ xuất nhập khẩu sẽ thông tin chi tiết tới bạn về Chargeable Weight qua bài viết dưới đây.
Mục lục
- 1. Chargeable Weight là gì?
- 2. Các mức trọng lượng tính cước hàng không (Chargeable Weight – CW).
- 3. Cách tính Chargeable Weight chuẩn xác nhất trong logistics
- 3. Vai trò của trọng lượng tính cước Chargeable Weight
- 4. Xử lý khi trọng lượng tính cước bị lệch khi sau khi cân lại tại cảng hàng không?
- 5. Lưu ý khi tính Chargeable Weight
1. Chargeable Weight là gì?
Chargeable Weight là trọng lượng dùng để tính cước phí vận chuyển hàng hóa. Đây là yếu tố quan trọng trong việc tính chi phí vận chuyển, đảm bảo tính công bằng, minh bạch trong giao dịch vận tải logistics. So sánh Gross Weight và Volume Weight giá trị nào lớn hơn thì sẽ là Chargeable Weight.
Gross Weight (Trọng lượng thực tế) GW
Là trọng lượng cân nặng thực tế của cả hàng hóa và cả của trọng lượng bao bì hàng hóa. Gross Weight thường tính bằng đơn vị là Kg.
Volume Weight (Trọng lượng tính theo thể tích) VW
Trọng lượng được tính theo thể tích hàng hóa, thường áp dụng cho hàng hóa nhẹ, nhưng chiếm dụng nhiều diện tích.
Chargeable Weight (Trọng lượng tính cước) CW
Là trọng lượng dùng để tính cước phí vận chuyển hàng hóa.
Chargeable Weight sẽ là số lớn hơn giữa Gross Weight và Volume Weight.
Trường hợp 1: Nếu so sánh thấy Gross Weight > Volume Weight khi đó Chargeable Weight = Gross Weight
Trường hợp 2: Nếu so sánh thấy Gross Weight < Volume Weight khi đó Chargeable Weight = Volume Weight
>> Xem thêm: Net Weight Là Gì? Gross Weight Là Gì? Hướng Dẫn Cách Tính
2. Các mức trọng lượng tính cước hàng không (Chargeable Weight – CW).
Mức – 45: Trọng lượng tính cước dưới 45 Kg.
Mức + 45: Trọng lượng tính cước trong khoảng 45 tới dưới 100 Kg
Mức + 100: Trọng lượng tính cước trong khoảng 100 tới dưới 500 Kg
Mức + 500: Trọng lượng tính cước trong khoảng 500 tới dưới 1000 Kg
Mức + 1000: Trọng lượng tính cước từ 1000Kg trở lên.
>> Tham khảo: Khóa học xuất nhập khẩu online
3. Cách tính Chargeable Weight chuẩn xác nhất trong logistics
Cần tính Volume Weight và so sánh với Gross Weight, số nào lớn hơn sẽ là Chargeable Weight
Cách tính Volume weight
Volume weight (kg) = (Chiều dài x Chiều rộng x Chiều cao)/ đơn vị thể tích
VW (kg) = (D x W x H) (cm)/6000 (Tính theo cm)
Hiện tại VW tính theo cm có thể là chia cho 6000 khi hàng hóa vận chuyển qua air cargo bình thường.
Với chuyển phát nhanh hàng hóa vận chuyển qua air express công thức trên sẽ chia cho 5000 tức là VW (kg) = (D x W x H) (cm)/5000 (Tính theo cm)
Đây cũng là lý do cước chuyển phát nhanh đắt hơn cước vận tải thương mại hàng không thông thường. Thông thường, khi hàng hóa vận chuyển qua DHL, UPS, FEDEX sẽ chia cho 5000. Khi vận chuyển, book cước qua Forwarder thông thường sẽ chia cho 6000. Việc chia cho 5000 hay 6000 còn tùy từng tiêu chí quốc gia nhập khẩu.
VW (kg) = (D x W x H) (m) * 167 (Tính theo m)
Ví dụ: Doanh nghiệp xuất khẩu 3 kiện hàng đi Air có Gross Weight 150kg và kích thước như sau :
2 kiện : 60cm x 50cm x 40cm
1 kiện : 40cm x 30cm x 30cm
Tính cước vận chuyển lô hàng này?
Trả lời:
Volume Weight: [(60 x 50 x 40) x 2 + (40 x 30 x30) x 1] /6000 = 46 kg
Vì Gross Weight (150kg) > Volume Weight (46 kg)
Trọng lượng tính cước Chargeable Weight = Gross Weight = 150 kg
Cước vận chuyển = 150kg x đơn giá cước (như trên báo giá của đơn vị vận chuyển) và các phụ phí khác nếu có.
>> Xem thêm: Cách Tính Phí Bảo Hiểm Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu
3. Vai trò của trọng lượng tính cước Chargeable Weight
Chargeable Weight đóng vai trò quan trọng trong tính cước vận chuyển
Chargeable Weight bảo vệ quyền lợi của hãng vận chuyển bằng cách tính phí cho cả không gian sử dụng (Volume Weight) và trọng lượng thực tế (Gross Weight): Đặc biệt trong vận chuyển hàng không, có nhiều trường hợp, hàng hóa có trọng lượng thực tế nhẹ, nhưng cồng kềnh, chiếm nhiều không gian của máy bay vận chuyển, trọng lượng thể tích lớn hơn trọng lượng thực tế nhưng bạn sẽ phải trả phí dựa trên trọng lượng thể tích.
Giúp doanh nghiệp hoạch định rõ và kiểm soát chi phí logistics: Việc nắm chắc cách tính cước phí vận chuyển Chargeable Weight giúp doanh nghiệp dự báo chi phí chính xác, đàm phán với đơn vị vận chuyển và có những biện pháp tối ưu hóa cách đóng gói hoặc giảm kích thước hàng hóa để giảm Chargeable Weight.
4. Xử lý khi trọng lượng tính cước bị lệch khi sau khi cân lại tại cảng hàng không?
Tình huống xảy ra: Hàng xuất bằng đường hàng không thường xuyên xảy ra tình trạng lệch kg giữa Gross Weight doanh nghiệp khai báo trên tờ khai và Gross Weight (phiếu cân) khi cân tại kho sân bay, dẫn tới tình trạng hàng không được qua khu vực giám sát (hải quan giám sát dừng hàng, giữ lại vì hàng bị chênh lệch cân nặng.
Khi gặp tình huống này doanh nghiệp xử lý như sau:
- Theo quy định tại khoản 7 Điều 52a Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 38/2015/TT-BTC, hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát sẽ được đưa vào kho hàng không. Trường hợp có chênh lệch về trọng lượng, doanh nghiệp kinh doanh kho hàng cập nhật thông tin trọng lượng thực tế vào hệ thống và gửi đến cho cơ quan hải quan, hàng hóa được xếp lên phương tiện vận tải để xuất khẩu theo quy định, trừ trường hợp lô hàng có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì cơ quan hải quan dừng hàng qua khu vực giám sát theo quy định.
Người khai hải quan không phải khai bổ sung với cơ quan hải quan đối với trường hợp chênh lệch trọng lượng nhưng không ảnh hưởng đến số lượng hàng hóa xuất khẩu, chính sách thuế và chính sách mặt hàng.
Nếu lô hàng lệch kg mà không ảnh hưởng tới số tiền thuế, không thay đổi số lượng, không có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì nhờ nhân viên Forwarder giải trình với hải quan giám sát theo CV1625/HQCM-GSQL và không cần sửa tờ khai hải quan, kho sân bay sẽ cập nhật số kg thực tế và gửi cho hải quan, hàng hóa vẫn được xuất khẩu bình thường. Nếu hải quan có căn cứ hàng vi phạm về số lượng, thuế, sẽ dừng hàng qua khu vực giám sát, chuyển kiểm hàng hóa để xác định vi phạm.
>> Xem thêm: Các Loại Phụ Phí Trong Vận Tải Đường Biển
Các Loại PHỤ PHÍ Trong Vận Tải Đường Hàng Không
5. Lưu ý khi tính Chargeable Weight
Cần xác định đúng hệ số thể tích cho từng phương thức vận tải.
Đo đạc chính xác kích thước và trọng lượng hàng hóa khi tính đảm bảo Chargeable Weight được tính chính xác nhất.
Kiểm tra quy định của hãng vận chuyển vì hệ số thể tích có thể thay đổi.
Cần có số kiện, số kg chính xác tại sân bay mới tiến hành khai báo Hải quan điện tử theo số liệu tài xế hoặc hiện trường báo về (lúc nhập kho). Nếu Doanh nghiệp khai theo số kg tự cân tại kho, lệch cân so với số cân cân được tại sân bay thì lúc thanh lý “Giám sát” sẽ giữ lại và không kịp chuyến bay.
Trên đây Nghiệp vụ xuất nhập khẩu đã thông tin chi tiết tới bạn về Chargeable Weight, cách tính Chargeable Weight chuẩn xác nhất trong logistics giúp bạn tính toán, dự đoán chính xác chi phí vận chuyển hàng hóa. Hy vọng sẽ hữu ích cho công việc của bạn.
Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Địa chỉ đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức thành công các khóa học xuất nhập khẩu ở Hà Nội và TPHCM, khóa học logistics cơ bản - chuyên sâu, khóa học thanh toán quốc tế, khóa học khai báo hải quan chuyên sâu, Khóa học purchasing, khóa học sale xuất khẩu chuyên sâu hay khóa học báo cáo quyết toán hải quan... và hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn học viên, mang đến cơ hội làm việc trong ngành logistics và xuất nhập khẩu đến với đông đảo học viên trên cả nước.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các khóa học nghiệp vụ xuất nhập khẩu: 0904.84.8855
Ngoài các khóa học xuất nhập khẩu - logistics chất lượng thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán tổng hợp online - offline, khóa học hành chính nhân sự chuyên nghiệp chất lượng tốt nhất hiện nay.
Thực hiện bởi: XUẤT NHẬP KHẨU LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO XUẤT NHẬP KHẨU THỰC TẾ SỐ 1 VIỆT NAM