Các Bước Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu Từ A- Z

Kinh doanh xuất nhập khẩu mang lại cho bạn cơ hội vươn mình ra biển lớn. Nhưng giữa hàng ngàn cơ hội ngoài kia, câu hỏi lớn nhất vẫn là: “Bắt đầu từ đâu?”, “Cần thực hiện những gì? và nhất định cần lên một bản kế hoạch bài bản. Nghiệp vụ xuất nhập khẩu sẽ giúp bạn lên kế hoạch thực hiện các bước lập kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu một cách đầy đủ, đúng thực tế, dễ triển khai nhất qua bài viết sau đây.

Trong bối cảnh Việt Nam ký kết tới 17 FTA, đang đàm phán thêm 2 FTA với các quốc gia và vùng lãnh thổ, ngành logistics đang phát triển mạnh mẽ, kinh doanh xuất nhập khẩu mở rộng cơ hội không chỉ chủ doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường mà cho cả những người trái ngành, có vốn, có tuy duy kinh doanh, tư duy toàn cầu. Và cần được thực hiện lần lượt theo các bước lập kế hoạch kinh doanh như sau.

1. Nghiên cứu thị trường trong nước và quốc tế

Trước tiên, bạn cần xác định rõ thị trường đầu ra hoặc đầu vào của sản phẩm bạn đang muốn bán hàng ra nước ngoài hay muốn nhập khẩu hàng về Việt Nam để kinh doanh. Sau đó, tập trung trả lời các câu hỏi sau:

Khách hàng nước ngoài đang có nhu cầu về sản phẩm gì?

Xu hướng tiêu dùng trên thị trường mục tiêu là gì?

Ví dụ: đối tượng khách hàng châu Âu quan tâm đến hàng "green – sạch – organic", khách hàng Mỹ chuộng tiêu chuẩn chất lượng cao,...

Các Bước Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu

Sau đó phân tích và tìm hiểu xem Việt Nam có sản phẩm nào nổi bật, phù hợp với thị hiếu đó?

Thị trường đó đã có nhiều đối thủ chưa? Mức độ cạnh tranh cao hay thấp?

Chính sách thuế, FTA giữa Việt Nam và nước nhập khẩu là gì? Quan tâm đến những thay đổi gần đây ví dụ Mỹ đang tăng thuế đối ứng với hàng nhập khẩu từ Việt Nam…

Để từ đó đưa ra được nhận định về thị trường và sản phẩm tiềm năng để kinh doanh xuất nhập khẩu.

Công cụ hỗ trợ phân tích thị trường, sản phẩm mục tiêu.

Để lựa chọn sản phẩm và thị trường mục tiêu hiệu quả, người làm xuất nhập khẩu cần kết hợp nhiều công cụ phân tích như Trade Map. Mac Map, Eping, B2B Websites… để phân tích thị trường, từ đó xác định thị trường nào đang có nhu cầu lớn.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng dữ liệu từ các báo cáo, website Bộ Công Thương, các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài để phân tích thị trường, phân tích đối thủ tiềm năng.

Sau khi phân tích, bạn có thể tìm kiếm khách hàng trực tiếp trên các nền tảng như Alibaba, Amazon Global Selling hoặc các kênh hội chợ, hội thảo thương mại quốc tế chuyên ngành. Hoặc qua việc chào hàng qua điện thoại, gửi thư giới thiệu…

>> Xem thêm: Lộ Trình Học Khởi Nghiệp Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu Từ A - Z

2. Phân tích năng lực cạnh tranh

Lựa chọn một sản phẩm tốt thôi chưa đủ, bạn cần biết rõ mình có thể cạnh tranh với ai, ở đâu và bằng cách nào.

Áp dụng mô hình SWOT giúp bạn đánh giá toàn diện nội lực và bối cảnh kinh doanh. Điểm mạnh, điểm yếu cho biết bạn có gì để cạnh tranh, còn cơ hội – rủi ro giúp xác định thị trường có tiềm năng hay không. Ví dụ, nếu sản phẩm có lợi thế giá nhưng thị trường lại đang siết chính sách nhập khẩu, bạn cần cân nhắc lại chiến lược kinh doanh xuất nhập khẩu của mình.

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh (Porter) giúp đánh giá mức độ hấp dẫn của thị trường mục tiêu. Bao gồm: đối thủ cạnh tranh hiện tại, đối thủ tiềm năng, sản phẩm thay thế, nhà cung cấp và khách hàng. Phân tích kỹ giúp bạn nhận biết rủi ro cạnh tranh và tìm ra chiến lược định vị phù hợp cho sản phẩm xuất/nhập khẩu của mình.

Ngoài ra bạn cần khảo sát trực tiếp thêm các yếu tố về đối thủ cạnh tranh đang kinh doanh cùng mặt hàng, sản phẩm của bạn về giá bán, kênh phân phối, kênh bán hàng chính…

3. Lựa chọn sản phẩm phù hợp để xuất nhập khẩu

Sau khi đã phân tích, có dữ liệu về thị trường và đánh giá được năng lực nội tại của mình, bạn hãy lựa chọn sản phẩm tiềm năng nhất, phù hợp nhất để tiến hành con đường kinh doanh xuất nhập khẩu đảm bảo các tiêu chí sau:

+ Có tiềm năng tiêu thụ tốt.

+ Mang lại lợi nhuận kinh tế cao sau khi đã trừ các khoản chi phí, thuế xuất nhập khẩu, bảo hiểm,...

+ Dễ vận chuyển, dễ lưu kho và bảo quản. Nếu bạn mới kinh doanh, chưa dự tính chính xác về thời gian vận chuyển, chưa có kênh phân phối nên không ưu tiên các mặt hàng như hoa quả tươi hay bảo quản lạnh dễ hư hỏng.

+ Có lợi thế cạnh tranh có thể về giá, về chất lượng hoặc về chứng chỉ, bao bì, mẫu mã sản phẩm… thu hút người dùng.

Ví dụ:

Nếu bạn muốn kinh doanh xuất khẩu có thể hướng tới mặt hàng như: Cà phê, tiêu, điều, nông sản hữu cơ, đồ thủ công mỹ nghệ, sản phẩm thân thiện môi trường...

Nếu bạn muốn kinh doanh hàng nhập khẩu có thể hướng tới: Mỹ phẩm Hàn Quốc, thiết bị điện tử từ Trung Quốc, thực phẩm chức năng từ Nhật, châu Âu…

>> Xem thêm: Review Học Khởi Nghiệp Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu Ở Đâu Tốt?

4. Xác định mô hình và chiến lược kinh doanh xuất nhập khẩu

Trước khi bắt tay triển khai đơn hàng đầu tiên, bạn cần xác định rõ mô hình kinh doanh phù hợp với năng lực và nguồn lực hiện tại của mình

Tự doanh: chủ động từ khâu tìm nguồn hàng đến xuất khẩu, phù hợp với người muốn kiểm soát toàn bộ quy trình.

Trung gian thương mại: Nhập hàng từ nhà cung cấp trong nước hoặc quốc tế rồi phân phối lại thị trường trong nước

Gia công hoặc đại lý ủy thác: Làm theo đơn hàng có sẵn, ít rủi ro hơn, thích hợp cho giai đoạn mới bắt đầu.

Kèm theo đó là chiến lược phát triển bài bản:

Tập trung vào thị trường ngách, chọn sản phẩm chủ lực, tối ưu chuỗi cung ứng.

Phát triển kênh phân phối quốc tế hiệu quả: B2B, B2C, đại lý, tham gia hội chợ, thương vụ, hoặc TMĐT toàn cầu như Alibaba, Amazon.

5. Xây dựng kế hoạch tài chính và nhân sự

Đối với người mới startup kinh doanh xuất nhập khẩu nhất định cần quản trị được dòng tiền, xây dựng chi tiết phần chi phí ban đầu. Kế hoạch thành lập công ty, đăng ký mã số thuế, chữ ký điện tử, xin giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu, đăng ký mã ngành nghề phù hợp, vốn lưu động.

Lập kế hoạch về dòng tiền và kiểm soát tài chính.

Lên kế hoạch về marketing, quảng bá, xây dựng thương hiệu doanh nghiệp.

Phân tích và lên kế hoạch về cơ cấu nhân sự: số lượng nhân sự, phân công nhiệm vụ, trách nhiệm của từng vị trí, đội ngũ logistics, chứng từ, sale XNK, bộ phận khai báo hải quan…

>> Tham khảo: Để Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu Cần Làm Những Gì?

6. Lập kế hoạch về quản trị nghiệp vụ ngoại thương

Soạn thảo các điều khoản hợp đồng ngoại thương và lựa chọn phương thức thanh toán quốc tế phù hợp nhất.

Lên quy trình vận chuyển hàng hóa phù hợp, lập danh sách đối tác logistics, forwarder, đơn vị làm C/O.

Dự phòng phương án rủi ro: trễ tàu, hỏng hàng, kiểm tra sau thông quan… cách xử lý nhanh chóng khi có tình huống phát sinh.

Quy trình quy trình thanh toán, quản lý chứng từ vì ngay cả khi lô hàng đã thông quan, đưa vào sử dụng nhưng sẽ vẫn có thể bị thanh kiểm tra lại chứng từ nếu cơ quan chức năng thấy có nghi ngờ.

7. Gợi ý khóa học hỗ trợ lập kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu

Nếu bạn đang có ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu hoặc chưa tự tin để triển khai lô hàng đầu tiên, thì khóa học khởi nghiệp kinh doanh Xuất nhập khẩu Lê Ánh chính là lựa chọn phù hợp.

Khác với các khóa học lý thuyết thông thường, bạn sẽ được lập kế hoạch ngay trên chính mô hình kinh doanh của mình, dưới sự hướng dẫn sát sao từ giảng viên là các CEO đang trực tiếp điều hành doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Ngoài việc nắm chắc các nghiệp vụ cốt lõi, bạn còn được cố vấn 1:1 cho đến khi triển khai được đơn hàng đầu tiên. Đây không chỉ là một khóa học, mà là hành trình đồng hành thực tế để bạn rút ngắn con đường khởi nghiệp và tránh những sai lầm tốn kém.

Việc lập kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu là bước đi bắt buộc để hạn chế rủi ro và tối ưu hiệu quả. Một kế hoạch càng rõ ràng, càng dễ để bắt đầu triển khai vào thực tiễn. Hy vọng bài viết trên đây của Nghiệp vụ xuất nhập khẩu sẽ giúp bạn lập được kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu tối ưu, hiệu quả nhất.

Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Địa chỉ đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức thành công các khóa học xuất nhập khẩu ở Hà Nội và TPHCM, khóa học logistics cơ bản - chuyên sâu, khóa học thanh toán quốc tếkhóa học khai báo hải quan chuyên sâu, Khóa học mua hàng quốc tếkhóa học sale xuất khẩu chuyên sâu hay khóa học báo cáo quyết toán hải quan.Khóa học chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/Okhóa học khởi nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu.. và hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn học viên, mang đến cơ hội làm việc trong ngành logistics và xuất nhập khẩu đến với đông đảo học viên trên cả nước.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các khóa học nghiệp vụ xuất nhập khẩu0904.84.8855

Ngoài các khóa học xuất nhập khẩu - logistics chất lượng thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán tổng hợp online - offline, khóa học hành chính nhân sự chuyên nghiệp chất lượng tốt nhất hiện nay.

Thực hiện bởi: XUẤT NHẬP KHẨU LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO XUẤT NHẬP KHẨU THỰC TẾ SỐ 1 VIỆT NAM

 

Bình luận
Đánh giá của bạn
ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

Đăng ký khóa học ngay hôm nay để nhận được nhiều phần quà hấp dẫn

Hotline: 0966199878

Voucher khóa học xuất nhập khẩu - logistics cho người mới bắt đầu
Đăng ký
khoa-hoc-xuat-nhap-khau-tphcm 0904.848.855 - 0966.199.878
1 2 Tư vấn facebook