Bộ Hồ Sơ Hải Quan Hàng Nhập Khẩu Gồm Những Gì?

Khai báo hải quan luôn là nghiệp vụ quan trọng trong quá trình nhập khẩu hàng hóa. Cần nắm vững bộ hồ sơ hải quan hàng nhập khẩu gồm những gì để khai báo chính xác, đầy đủ, tránh sai sót dẫn đến thông quan chậm trễ. Nghiệp vụ xuất nhập khẩu sẽ giúp bạn hiểu đúng và đủ về Bộ hồ sơ hải quan hàng nhập khẩu gồm những gì qua bài viết dưới đây.

1. Bộ hồ sơ hải quan hàng nhập khẩu gồm những loại chứng từ gì?

Đối với hàng nhập khẩu, bắt buộc phải có đầy đủ các chứng từ sau trong bộ hồ sơ hải quan hàng nhập khẩu, doanh nghiệp cần nắm rõ và chuẩn bị đầy đủ.

- Tờ khai hải quan hàng nhập khẩu: thể hiện thông tin chi tiết về lô hàng như bill, số lượng hàng, địa điểm lưu kho, điểm xếp dỡ hàng, phương tiện vận chuyển, ngày xuất ngày cập, các thông tin khác về hóa đơn thương mại, các loại thuế nhập khẩu, …. các thông tin trên tờ khai hải quan nhập khẩu cần khớp với thông tin trên các chứng từ khác trong bộ hồ sơ hải quan hàng nhập khẩu.

- Packing list: liệt kê chi tiết về hàng hóa lô hàng nhập khẩu, về cách đóng gói hàng hóa: số kiện, trọng lượng, kích thước, mô tả hàng… để thuận tiện cho việc theo dõi, kiểm tra thực tế.

- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice): thể hiện giá trị của lô hàng, là căn cứ tính thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng.

Người khai hải quan không phải nộp hóa đơn thương mại trong các trường hợp sau:

  • Hàng hóa nhập khẩu về để thực hiện hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài;
  • Hàng hóa nhập khẩu không có hóa đơn và người mua không phải thanh toán cho người bán, người khai hải quan khai trị giá hải quan theo quy định.

- Vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác: là chứng từ không thể thiếu trong quá trình khai báo hải quan và là bằng chứng vận chuyển, thể hiện quyền sở hữu lô hàng, là cơ sở để nhận hàng tại cảng hoặc sân bay.

Đối với trường hợp hàng hóa được nhập khẩu nhằm phục vụ cho hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí, được chuyên chở bằng tàu dịch vụ chuyên dụng (không thuộc loại tàu vận tải thương mại), doanh nghiệp thực hiện việc nộp bản khai hàng hóa thay cho vận đơn trong hồ sơ hải quan, phù hợp với tính chất đặc thù của loại hình vận chuyển này.

- Thông báo hàng đến đây là chứng từ chỉ có trong bộ chứng từ hàng nhập khẩu, thông tin cho người nhận hàng chi tiết về tình trạng hàng lô hàng về, số lượng và chi phí vận tải tại đầu nhập, thời gian hàng về… để người nhập khẩu chủ động trong việc nhận hàng.

- Bảng kê lâm sản đối với gỗ nguyên liệu nhập khẩu (nếu có): 01 bản chính;

- Giấy phép nhập khẩu: 01 bản chính khi xuất khẩu lần đầu;

- Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành (nếu có): 01 bản chính hoặc bản chụp (nếu không yêu cầu bản chính): các giấy kiểm tra chuyên ngành thường thấy trong hồ sơ thông quan nhập khẩu gồm giấy kiểm định thực vật, giấy kiểm định động vật, CQ, chứng thư hun trùng, khử trùng…

Người khai hải quan chỉ nộp 01 lần cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu lô hàng đầu tiên, trong thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành;

- Chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện: Nộp 01 bản chụp khi làm thủ tục xuất khẩu lô hàng đầu tiên: như giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư áp dụng với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Giấy phép đủ điều kiện nhập khẩu chuyên ngành (nếu có)

- Tờ khai trị giá (nếu có): Bản điện tử hoặc 02 bản chính tờ khai giấy: đây là chứng từ do doanh nghiệp lập dùng làm căn cứ tính thuế nhập khẩu và thuế GTGT, cần khớp với các chứng từ khác trong hồ sơ hải quan hàng nhập khẩu.

- Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) (nếu có): để xác định nguồn gốc xuất xứ hàng hóa và là cơ sở để xác định ưu đãi thuế nhập khẩu.

- Danh mục máy móc, thiết bị: 01 bản chụp và xuất trình bản chính: Khi nhập khẩu máy móc thiết bị dạng tổ hợp, liên hợp hoặc chưa lắp ráp thuộc Chương 84, 85, 90, doanh nghiệp cần nộp 01 bản chụp và xuất trình bản chính Danh mục máy móc, thiết bị, kèm theo phiếu theo dõi trừ lùi nếu nhập khẩu nhiều lần theo quy định tại Thông tư 14/2015/TT-BTC.

- Hợp đồng ủy thác (nếu có): 01 bản chụp, trường hợp ủy thác nhập khẩu hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành hoặc cần giấy phép, doanh nghiệp phải nộp 01 bản chụp hợp đồng ủy thác, khi người nhận ủy thác sử dụng giấy phép hoặc chứng từ của bên giao ủy thác để làm thủ tục nhập khẩu.

Trên đây là thông tin về các chứng từ cần thiết trong bộ hồ sơ hải quan hàng nhập khẩu (trừ trường hợp đặc biệt như hàng viện trợ, phi mậu dịch…). Doanh nghiệp nên nắm rõ để chuẩn bị đầy đủ bản scan và bản giấy (nếu bị yêu cầu xuất trình bản chính) để tránh việc bị phân luồng vàng/đỏ hoặc bị giữ hàng, giúp cho việc thông quan hàng nhập khẩu diễn ra nhanh chóng, đúng quy định.

>> Tham khảo: Khóa học Xuất nhập khẩu thực tế cho người mới bắt đầu

2. Thời hạn nộp hồ sơ hải quan hàng nhập khẩu

Tờ khai hải quan nhập khẩu sau khi được đăng ký trên hệ thống có giá trị làm thủ tục hải quan trong vòng 15 ngày, tính từ ngày đăng ký, được cấp số tờ khai. Trong thời hạn này, doanh nghiệp phải hoàn tất việc nộp hồ sơ và làm thủ tục thông quan.

Quy định về thời hạn nộp tờ khai hải quan nhập khẩu: Thời gian tính trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu hoặc trong vòng 30 ngày kể từ ngày hàng hóa thực tế đã đến cửa khẩu. Nếu quá 30 ngày mà chưa khai tờ khai hải quan thì bị xem là quá hạn khai báo và có thể bị xử phạt vi phạm hành chính.

3. Lưu ý khi chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan nhập khẩu

- Đảm bảo sự thống nhất thông tin giữa các chứng từ: các thông tin trên tờ khai hải quan, hóa đơn thương mại, vận đơn, packing list… phải nhất quán với nhau, nếu sai lệch dẫn đến hồ sơ bị sai và phải lập lại, truyền tờ khai lại.

- Thiếu giấy phép chuyên ngành hoặc nộp sai thời điểm: giấy phép chuyên ngành sẽ có thời hạn nộp được quy định rõ ràng, doanh nghiệp kiểm tra trước xem cần chuẩn bị những giấy phép nào để xin cấp và nộp đầy đủ, đúng hạn.

- Làm việc trước với đơn vị vận chuyển để nắm ngày ETA, thời gian lấy chứng từ: ngay khi gửi hàng xong, doanh nghiệp có thể liên hệ với đơn vị vận chuyển để cập nhật và xin trước thời gian dự kiến lấy hàng, thời gian để chuẩn bị tờ khai trước khi hàng về, tránh chậm trễ nhận hàng.

- Luôn lưu file mềm tất cả chứng từ trước khi nộp để xử lý nhanh chóng khi cần chỉnh sửa, làm lại.

- Với hàng nhập mới hoặc chưa có kinh nghiệm, nên nhờ đơn vị dịch vụ XNK kiểm tra hồ sơ trước khi khai để tránh sai sót.

Trên đây Nghiệp vụ Xuất nhập khẩu đã giúp bạn hiểu đúng, đầy đủ về bộ hồ sơ hải quan hàng nhập khẩu, giúp doanh nghiệp thông quan hàng hóa nhanh chóng, thuận tiện, tránh chậm trễ, dẫn đến lưu kho lưu bãi lâu ngày, phát sinh chi phí.

 

Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Địa chỉ đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức thành công các khóa học xuất nhập khẩu ở Hà Nội và TPHCM, khóa học logistics cơ bản - chuyên sâu, khóa học thanh toán quốc tếkhóa học khai báo hải quan chuyên sâu, Khóa học mua hàng quốc tếkhóa học sale xuất khẩu chuyên sâu hay khóa học báo cáo quyết toán hải quan... và hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn học viên, mang đến cơ hội làm việc trong ngành logistics và xuất nhập khẩu đến với đông đảo học viên trên cả nước.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các khóa học nghiệp vụ xuất nhập khẩu0904.84.8855

Ngoài các khóa học xuất nhập khẩu - logistics chất lượng thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán tổng hợp online - offline, khóa học hành chính nhân sự chuyên nghiệp chất lượng tốt nhất hiện nay.

Thực hiện bởi: XUẤT NHẬP KHẨU LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO XUẤT NHẬP KHẨU THỰC TẾ SỐ 1 VIỆT NAM

Bình luận
Đánh giá của bạn
ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

Đăng ký khóa học ngay hôm nay để nhận được nhiều phần quà hấp dẫn

Hotline: 0966199878

Voucher khóa học xuất nhập khẩu - logistics cho người mới bắt đầu
Đăng ký
khoa-hoc-xuat-nhap-khau-tphcm 0904.848.855 - 0966.199.878
1 2 Tư vấn facebook