Quy tắc xuất xứ ưu đãi thuế quan phổ cập GSP (C/O mẫu A)

Chúng ta thường nghe nói đến các ưu đãi thuế quan dành cho các nước cùng chung hiệp định thương mại tự do FTA, nhưng ngoài FTA, còn có ưu đãi thuế quan phổ cập GSP. Doanh nghiệp cần làm CO form A để được hưởng ưu đãi thuế quan này.

Vậy cụ thể hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập GSP là gì? Những quy định xuất xứ ưu đãi thuế quan phổ cập GSP như thế nào để được cấp CO? Bài viết dưới đây giảng viên khóa học xuất nhập khẩu - logistics tại Lê Ánh sẽ chia sẻ chi tiết, cùng theo dõi nhé!

1.Hệ Thống Ưu Đãi Thuế Quan Phổ Cập (GSP) Là Gì?

Hệ thống Ưu đãi Thuế quan Phổ cập hay gọi tắt là GSP (Generalized System of Preferences) là hệ thống ưu đãi thuế quan được các nước giàu hay còn gọi là các nước phát triển dành cho các nước đang phát triển và các nước kém phát triển (nước thụ hưởng) hưởng ưu đãi về miễn hoặc giảm thuế. Hàng hóa xuất khẩu từ các nước thụ hưởng phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về quy tắc xuất xứ ưu đãi theo quy định của nước cho hưởng (EU, Thụy Sỹ, Canada, Nhật Bản, …).

+ Quy tắc xuất xứ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của Liên minh châu u (Handbook on The Scheme of European Union);

+ Quy tắc xuất xứ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của Na Uy (Handbook on The Scheme of Norway);

+ Quy tắc xuất xứ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của Thụy Sỹ (Handbook on The Scheme of Switzerland);

+ Quy tắc xuất xứ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của Nhật Bản (Handbook on The Scheme of Japan);

quy tắc xuất xứ ưu đãi thuế quan phổ cập gsp

+ Quy tắc xuất xứ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của Canada (Handbook on The Scheme of Canada);

+ Quy tắc xuất xứ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của New Zealand (Handbook on The Scheme of New Zealand);

+ Quy tắc xuất xứ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của Australia (Handbook on The Scheme of Australia);

+ Quy tắc xuất xứ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của Hoa Kỳ (Handbook on TheScheme of US);

+ Quy tắc xuất xứ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của Thổ Nhĩ Kỳ (Handbook on The Scheme of Turkey);

+ Quy tắc xuất xứ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của Nga, Belarus, Kazakhstan (Handbook on The Scheme of Russia-Belarus-Kazakhstan).

2. Quy định xuất xứ để được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP

Hiện nay quy định xuất xứ ưu đãi thuế quan phổ cập GSP được chia làm 2 loại.

1/ Hàng hóa có xuất xứ thuần túy VN: Đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ GSP.

2/ Các hàng hóa khác: Quy định xuất xứ GSP, được quy định cụ thể như sau:

+ Quy định xuất xứ GSP của Australia (tính theo chi phí sản xuất, có quy tắc bảo trợ, và quy tắc cộng gộp toàn cầu): Tổng trị giá nguyên liệu Việt Nam, nguyên liệu nước được hưởng khác, nguyên liệu của Australia (nếu có) và chi phí lao động ít nhất bằng chi phí sản xuất sản phẩm.

+ Quy định xuất xứ GSP của New Zealand (tính theo chi phí sản xuất, có quy tắc bảo trợ, và quy tắc cộng gộp toàn cầu): Tổng trị giá nguyên liệu Việt Nam, nguyên liệu nước được hưởng khác, nguyên liệu của Australia (nếu có) và chi phí sản xuất khác phát sinh tại Việt Nam, các nước được hưởng khác và New Zealand ít nhất bằng chi phí sản xuất sản phẩm.

+ Quy định xuất xứ GSP của Canada (tính theo trị giá xuất xưởng, có quy tắc bảo trợ, quy tắc cộng gộp toàn cầu) : Tổng trị giá nguyên liệu không có xuất xứ Việt Nam chiếm không quá 40% trị giá xuất xưởng của sản phẩm.

+ Quy định xuất xứ GSP của Russia, Belarus, Bulgaria (tính theo trị giá FOB, có quy tắc bảo trợ, quy tắc cộng gộp toàn cầu): Tổng trị giá nguyên liệu không có xuất xứ Việt Nam chiếm không quá 50% trị giá FOB của sản phẩm.

+ Quy định xuất xứ GSP của EU, Switzerland, Norway, Turkey (tính theo trị giá xuất xưởng, có quy tắc bảo trợ (Bảo trợ cho cả nguyên liệu nước khác theo nguyên tắc có đi có lại.

+ Chẳng hạn EU bảo trợ cho cả nguyên liệu có xuất xứ Switzerland nếu Switzerland cũng bảo trợ cho nguyên liệu EU), quy tắc cộng gộp khu vực ASEAN với quy định cụ thể cho từng mặt hàng, từng mã H.S.

+ Hàng xuất sang các nước ASEAN (LAOS; các nước có tham gia GSTP, APEC; và các nước còn lại khác) để làm nguyên liệu sản xuất sản phẩm, hoặc sơ chế, hoặc xuất tiếp sang các nước EU, Switzerland, Norway, Turkey, nếu khách hàng

ASEAN cần cung cấp C/O form A để áp dụng quy tắc cộng gộp ASEAN, thì có thể xét cấp C/O form A theo quy định xuất xứ GSP của nước nhập khẩu cuối cùng.

+ Quy định xuất xứ GSP của Nhật Bản (tính theo trị giá FOB, có quy tắc bảo trợ nguyên liệu nhập khẩu từ Nhật Bản, quy tắc cộng gộp khu vực ASEAN 5 nước Indonesia, Malaysia, the Philippines, Thailand, Vietnam, được quy định cụ thể cho từng mặt hàng, từng mã H.S.

Công thức để tính xuất xứ hàng hóa:

Trị giá nguyên liệu: Trong đó trị giá nguyên liệu nhập khẩu được xác định theo giá CIF tại thời điểm nhập khẩu, hoặc nếu không biết thì tính giá mua đầu tiên tại Việt Nam.

Chi phí sản xuất (the factory or works cost) = chi phí trước lợi nhuận (cost before profit) = Chi phí nguyên phụ liệu (nội,ngoại) + chi phí sản xuất khác (trong đó có chi phí lao động).

Trị giá xuất xưởng (the ex-factory price / the ex-works price)= giá bán tại xưởng = chi phí sản xuất + lợi nhuận.

FOB: Trị giá FOB = giá bán tại mạn tàu = trị giá xuất xưởng + chi phí đưa hàng từ xưởng lên mạn tàu.

Quy tắc Bảo trợ: nguyên liệu có xuất xứ (/nhập khẩu từ) nước cho hưởng (nước bảo trợ) được coi là nguyên liệu Việt Nam khi xét xuất xứ của sản phẩm xuất.

Quy tắc cộng gộp (khu vực/toàn cầu): Nguyên liệu có xuất xứ nước được hưởng khác (nước cộng gộp) được coi là nguyên liệu Việt Nam khi xét xuất xứ của sản phẩm xuất.

Cộng gộp toàn cầu: Cộng gộp nguyên liệu của tất cả các nước được hưởng khác trên toàn cầu.

Cộng gộp khu vực (cụ thể khu vực ASEAN): Cộng gộp nguyên liệu chỉ của các nước được hưởng khác trong khu vực ASEAN.

Trên đây là những chia sẻ thực tế về vấn đề Quy tắc xuất xứ ưu đãi thuế quan phổ cập GSP (C/O mẫu A). Mong rằng bài viết này của Xuất nhập khẩu Lê Ánh hữu ích với bạn.

XNK Lê Ánh là đơn vị đi đầu trong đào tạo Khóa học xuất nhập khẩu ở Hà Nộikhóa học xuất nhập khẩu TPHCM & Khóa học xuất nhập khẩu onlinebạn có thể tham khảo chi tiết khóa học tại: https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn/
Hotline: 0904848855/0966199878

 

Bài viết xem nhiều:

Khóa học Purchasing mua hàng quốc tế

Quy Trình Làm Thủ Tục Hải Quan Hàng Air Tại Nội Bài

FCL Là Gì? Quy Trình Giao Nhận Hàng Nhập Khẩu, Xuất Khẩu FCL

 

Bình luận
Đánh giá của bạn
ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

Đăng ký khóa học ngay hôm nay để nhận được nhiều phần quà hấp dẫn

Hotline: 0966199878

Đăng ký
khoa-hoc-xuat-nhap-khau-tphcm 0904.848.855 - 0966.199.878
1 2 Tư vấn facebook